7 công cụ cơ bản quản lý chất lượng (26/05/2024)

Giảng viên cao cấp Phó Đức Trù vừa thực hiện khóa đào tạo nội bộ về 7 công cụ cơ bản quản lý chất lượng. Khóa đào tạo giúp các học viên của VinaCert nắm bắt rõ hơn về 7 công cụ cơ bản quản lý chất lượng, áp dụng vào thực tiễn để giải quyết những vấn đề liên quanđến quản lý chất lượng tại nhiều vị trí công việc khác nhau.


Toàn cảnh khóa đào tạo. 

Theo giảng viên Phó Đức Trù, việc cải tiến chất lượng sẽ không có hiệu quả và thành công như mong muốn nếu chúng ta không áp dụng các công cụ thống kê. Tuy nhiên, công cụ thống kê có tới hàng trăm công cụ, việc lựa chọn và áp dụng công cụ nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất lại là mối quan tâm của từng vị trí, từng công việc và đặc thù của doanh nghiệp.

 


Khóa đào tạo được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến đến học viên tại các văn phòng chi nhánh của VinaCert.
 

Giảng viên Phó Đức Trù cho  biết, Seven Tools (7 công cụ quản lý chất lượng) bao gồm: Lưu đồ, Phiếu thu thập dữ liệu, Biểu đồ nhân quả, Biểu đồ điểm, Biểu đồ Pareto, Histogram, Biểu đồ kiểm soát và một số biểu đồ khác.

Giới thiệu về Lưu đồ dòng chảy (flow chart), giảng viên Phó Đức Trù cho biết, đây là hình thức thể hiện các hoạt động của một quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ thông qua những sơ đồ khối và các ký hiệu nhất định. Mục đích của lưu đồ giúp hiểu rõ quá trình; xác định khu vực có vấn đề và cải tiến; là công cụ đào tạo.

Lưu đồ dòng chảy có ý nghĩa để biểu diễn một chuỗi các hoạt động cần thực hiện theo trình từ cho mỗi quá trình công việc; Làm cơ sở để biết chính xác tình trạng hiện tại; Đánh giá được kết quả sau cải tiến.

 

Để thực hiện flow chart cần trải qua các bước, (1) Xác định các QUÁ TRÌNH hiện có trong tổ chức; (2) Đánh giá nhu cầu và loại bỏ các quá trình không cần thiết; (3) Xác định lưu đồ thực hiện các quá trình hiện tại; (4) Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của từng hoạt động trong quá trình; (5) Lập lại quá trình mới năng suất hơn, hiệu quả hơn.

Hoặc như đối với công cụ Biểu đồ kiểm soát - Công cụ thống kê chủ yếu được dùng là biểu đồ kiểm soát, đó là một phương pháp đồ thị biểu diễn và so sánh thông tin dựa trên dãy các mẫu biểu thị trạng thái hiện tại của quá trình với các giới hạn được thiết lập.

 

Theo đó, Biểu đồ kiểm soát (Shewhart) gồm Đường trung tâm (CL) đặt vị trí tại giá trị tham chiếu của đặc tính được xét. Hai giới hạn kiểm soát được xác định bằng thống kê: chúng nằm về hai phía của đường trung tâm, được gọi là giới hạn kiểm soát trên (UCL) và giới hạn kiểm soát dưới (LCL).

Với dạng công cụ Shewhart, giảng viên Phó Đức Trù lưu ý đến 02 loại sai lầm dễ mắc, đó là: Sai lầm xuất hiện khi quá trình còn được kiểm soát nhưng kết luận không đúng là quá trình không được kiểm soát; Sai lầm loại 2 xuất hiện khi quá trình ở không được kiểm soát, nhưng kết luận là quá trình được kiểm soát, thống kê…

Cùng với giới thiệu 07 công cụ quản lý chất lượng, giảng viên Phó Đức Trù cũng lưu ý các học viên về nguyên tắc chung khi thực hiện, triển khai, lĩnh vực áp dụng, các bước thực hiện, những điều cần lưu ý đối với mỗi công cụ,…

Để giúp học viên dễ dàng tiếp cận và nắm vững kiến thức, giảng viên đã hướng dẫn học viên thực hành làm các bài tập tình huống có liên quan, giải đáp thấu đáo các câu hỏi có liên quan của học viên.

VinaCert

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 75
Tổng truy cập: 11263799