Để đăng ký chứng nhận VietGAP, anh Trần Thành Đô cần điền đầy đủ các thông tin vào Phiếu đăng ký chứng nhận VietGAP, bao gồm:
- - Tên tổ chức
- - Địa chỉ
- - Người liên hệ
- - Địa điểm sản xuất
- - Tiêu chuẩn chứng nhận
- - Tổng số nhân viên
- - Phạm vi chứng nhận (Tên vật nuôi, Diện tích, Sản lượng/vụ, Số vụ/năm)
- - Tổ chức tư vấn GAP
- - Loại hình đăng ký (Chứng nhận lần đầu, Chứng nhận lại, Chứng nhận mở rộng, Chứng nhận chuyển đổi, Nâng cấp chuyển đổi)
- - Lời cam kết
- - Ngày đề nghị đánh giá
Cùng với phiếu đăng ký chứng nhận, với trường hợp đăng ký chứng nhận lần đầu cần gửi kèm các tài liệu:
- Tài liệu pháp lý (bản sao Đăng ký kinh doanh/Giấy xác nhận nhóm hộ, tổ hợp tác);
- Bảng kế hoạch VietGAP;
- Danh mục các tiêu chuẩn, văn bản đang áp dụng;
- Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng ISO 9001/ISO 22000... nếu có (gửi kèm sổ tay chất lượng; các thủ tục bắt buộc, hồ sơ xem xét lãnh đạo, hồ sơ đánh giá nội bộ); hoặc kế hoạch đảm bảo chất lượng phù hợp với ISO 10005.
Trong vòng 02 ngày làm việc, VinaCert sẽ xem xét hồ sơ của khách hàng gửi tới và phản hồi cho khách hàng về tình trạng hồ sơ đã hợp lệ hay chưa. Nếu hồ sơ của khách hàng chưa hợp lệ, VinaCert sẽ đề nghị khách hàng gửi bổ sung. Sau khi đã xác định hồ sơ hợp lệ, khách hàng và VinaCert sẽ trao đổi để thống nhất ngày đánh giá.
Anh Trần Thành Đô cũng có thể Click vào đây để được VinaCert hỗ trợ các thông tin và thực hiện đăng ký sử dụng dịch vụ chứng nhận VietGAP trực tuyến.