Chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (11/10/2023)

Ngày 13/10 được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam, xuất phát từ bức thư đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới Công Thương 78 năm về trước (13/10/1945).

Doanh nhân là những người chủ doanh nghiệp, trực tiếp đóng thuế cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế đất nước.

Để phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 20/9/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định chọn ngày 13/10 là ngày Doanh nhân Việt Nam.

Quyết định của Thủ tướng cũng quy định việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.

Đồng thời, tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam để biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.


Bác Hồ với giới công thương năm 1946. Ảnh: Internet.

Trong thư gửi giới Công Thương 78 năm về trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: "Hiện nay, Công Thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng.

Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng. Vậy, tôi mong giới công thương nỗ lực khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập công thương cứu quốc đoàn, cùng đem vốn vào làm công cuộc ích quốc lợi dân".

Đến nay, những lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị, Đảng và Nhà nước luôn có chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước”.

Mới đây, ngày 21/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025. Trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, cả nước có 1,5 triệu doanh nghiệp, đóng góp 65-70% GDP cả nước.

Trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT - Doanh nhân Nguyễn Hữu Dũng hơn 16 năm qua đã có nhiều cống hiến, đóng góp thiết thực cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, nổi bật là hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng.

Năng lực cung cấp dịch vụ chứng nhận của VinaCert được thừa nhận rộng rãi trên thế giới thông qua dấu hiệu công nhận của Tổ chức công nhận Quốc tế JAS-ANZ (Australia, New Zealand) - thành viên sáng lập Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF). VinaCert là một trong 02 tổ chức chứng nhận của Việt Nam được JAS-ANZ công nhận đủ năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO/IEC 17021-1:2015; ISO/IEC 17021-2:2016; ISO/IEC 17065:2012; ISO/TS 22003:2013 cho hoạt động chứng nhận.


JFSM thừa nhận VinaCert là tổ chức đầu tiên tại Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-C

Gần đây nhất vào ngày 25/9/2023, Hiệp hội Quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) đã chính thức công bố VinaCert là tổ chức đầu tiên của Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-C. Chứng nhận được xem là Giấy thông hành để thực phẩm Việt vào Nhật Bản và các thị trường tin dùng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

Bên cạnh đó, năng lực thử nghiệm của VinaCert được công nhận và thừa nhận quốc tế, được thừa nhận rộng rãi trên thế giới thông qua dấu hiệu công nhận ILAC-MRA A2LA trên phiếu kết quả thử nghiệm.

VinaCert là tổ chức đầu tiên của Việt Nam có 3 Trung tâm phân tích, Phòng thử nghiệm được Hiệp hội Công nhận Phòng thử nghiệm Hoa Kỳ (A2LA - thành viên của Hiệp hội Công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế ILAC), công nhận đủ năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017 - Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn - trong cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm hàng hóa.

Với nỗ lực phấn đấu hơn 16 năm qua, Doanh nhân Nguyễn Hữu Dũng đã không ngừng định hướng và trang bị cho VinaCert những năng lực cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp được quốc tế công nhận, thừa nhận, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí, đồng thời mang lại cho khách hàng cơ hội lớn trong tiếp cận và mở rộng xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang các thị trường tiềm năng.

VinaCert

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 82
Tổng truy cập: 11394459