Chứng nhận – mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị (01/04/2017)

Các nhà quản lý hiện nay đang cố gắng hướng các thực phẩm được làm ra là sản phẩm cuối cùng của một chuỗi sản xuất. Điều đó có nghĩa mỗi gói chè, gói xúc xích hay mớ rau, lạng thịt đều có dán nhãn chứng nhận thực phẩm sạch tương ứng với tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP... Qua đó, nâng cao khả năng truy xuất được nguồn gốc nơi sản xuất của sản phẩm và tạo cho người tiêu dùng thói quen mua hàng có tem nhãn. Để làm được điều này thì tại mỗi khâu sản xuất hay quá trình dịch vụ, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đóng vai trò là mắt xích quan trọng.

Nền nông nghiệp của mỗi quốc gia đều hướng đến một bộ tiêu chuẩn, nguyên lý và quy định thực hiện chuỗi giá trị khác nhau nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, điển hình như Tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices) - Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. Đây là tiêu chuẩn chỉ ra các quá trình thực hành canh tác chế biến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế xã hội và chất lượng của thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm đạt kết quả là an toàn.


Chuyên gia VinaCert đánh giá chứng nhận VietGAP thủy sản tại Công ty TNHH CN Thủy sản Miền Nam

Tại Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn VietGAP (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng) và tiêu chuẩn GlobalGAP (do các nước khu vực châu Âu xây dựng) được áp dụng phổ biến.

Chuỗi giá trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang thúc đẩy tiến trình hội nhập sâu rộng với quốc tế, sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh để xuất khẩu.

Nông dân hoặc các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp… nếu không liên kết và tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng sẽ không thể cạnh tranh với ngành hàng cùng chủng loại của các nước.

Khi tham gia các tiêu chuẩn này, người làm nông nghiệp phải chấp nhận tuân theo một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt quá trình sản xuất, bắt đầu từ lúc chuẩn bị chuồng trại, đất, hạt giống, dụng cụ… cho đến lúc thu hoạch, đóng gói và phân phối.

Tiêu chuẩn ISO 14001 - Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý để giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực trong quá trình sản xuất của mình tới môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường.

Hiện nay, tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng rộng rãi cho mọi công ty, tổ chức, nhà sản xuất trên toàn thế giới. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm thì đây không hẳn là một tiêu chuẩn chứng nhận về chất lượng mà chỉ chứng nhận nơi sản xuất thực phẩm đó đã áp dụng và thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên trên một phương diện nhất định, việc áp dụng ISO 14001 cũng thể hiện việc doanh nghiệp tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về môi trường; chứng minh cam kết cải thiện môi trường sản xuất của tổ chức.

Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ: Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ liên quan đến việc tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất của toàn bộ hệ thống canh tác phải là các sản phẩm hữu cơ. Tiêu chuẩn này giúp loại bỏ các loại cây, con giống biến đổi gene và các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn hóa học.

Trên thế giới hiện nay có 3 tiêu chuẩn hữu cơ, khó nhất là tiêu chuẩn USDA Organic của Cục Nông nghiệp Mỹ, EU Organic Farming của Liên minh châu Âu và Organic JAS của Nhật Bản.

Theo đó, các quy định của Mỹ và châu Âu chỉ chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ với các sản phẩm có thành phần hữu cơ trên 97%.


Chuyên gia VinaCert  (bên phải) đánh giá tại Austfeed Việt Nam, Chi nhánh Hưng Yên

Đảm bảo và minh bạch chất lượng sản phẩm thông qua thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn là góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cũng là yếu tố sống còn của tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng đồng thời là công cụ, căn cứ quan trọng giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng các sản phẩm thực phẩm lưu hành trên thị trường.

Để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, mô hình sản xuất thực phẩm sạch khép kín "từ trang trại đến bàn ăn" (hay còn gọi là 3F - tức là từ thức ăn chăn nuôi (Feed) đến trang trại (Farm) rồi trở thành thực phẩm (Food)) đã được hình thành và đang ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia.

Tiên phong trong mô hình 3F tại Việt Nam có thể kể đến là Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty cổ phần Mavin Austfeed (tên gọi cũ là Công ty liên doanh Austfeed)… với chuỗi sản xuất thực phẩm khép kín, tuân thủ đầy đủ yêu cầu các tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng tại mỗi khâu sản xuất, phân phối… giúp người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý nhà nước thuận tiện hơn trong việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.

Ngoài 3F còn có các doanh nghiệp tham gia vào mô hình cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch mà người tiêu dùng có thể nhận diện và truy xuất nguồn gốc bằng ứng dụng Te-food trên điện thoại. Điển hình trong mô hình này là Công ty Cổ phần Nông nghiệp Velmar, Công ty TNHH TM-SX Trại Việt,...

Trong quá trình áp dụng các mô hình sản xuất và phân phối theo chuỗi giá trị, các doanh nghiệp này đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của VinaCert để thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng (VietGAP, GlobalG.A.P, HACCP, ISO 14001, ISO 22000, MSC-CoC, ISO 9001…) trong toàn bộ hay tại một số khâu đoạn nhất định.


Thử nghiệm, chứng nhận-khẳng định cam kết về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng

Đây là điều kiện quan trọng để các sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng trong nước, từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, đây cũng là minh chứng cho việc doanh nghiệp đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của  “thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp” tại các khâu sản xuất, phân phối sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của pháp luật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng.

Trong mối liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông), các tổ chức chứng nhận như VinaCert đóng vai trò là “mắt xích” quan trọng để chứng minh quá trình sản xuất, phân phối các sản phẩm thực phẩm phù hợp với yêu cầu của của các tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng.

Với năng lực thử nghiệm và chứng nhận được quốc tế công nhận, trong gần 10 năm qua, VinaCert đã được cơ quan quản lý nhà nước tin tưởng chỉ định thực hiện nhiều lĩnh vực quan trọng, đây là nền tảng vững chắc để VinaCert từng bước xây dựng thành công thương hiệu quốc gia về thử nghiệm, trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ tin cậy cho tất cả các bên liên quan.

Thanh Hải IRC
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 72
Tổng truy cập: 11419213