Căn cứ yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá, các chuyên gia đã sử dụng phương pháp truy xuất hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá chứng kiến các thao tác thực hiện trên các phương pháp thử đã được A2LA công nhận và được cơ quan nhà nước chỉ định đối với từng Trung tâm, Phòng thử nghiệm.
Truy xuất hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp các cá nhân liên quan
Theo đó, các chuyên gia đã truy xuất các tài liệu nhằm xác nhận bằng chứng sự phù hợp của hồ sơ thử nghiệm (phiếu yêu cầu thử nghiệm, phiếu kết quả thử nghiệm, nhật ký thử nghiệm), hồ sơ đảm bảo kết quả thử nghiệm; liên kết chuẩn đo lường; lựa chọn, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị của phương pháp thử; đánh giá độ không đảm bảo đo;… phỏng vấn các cá nhân và bộ phận liên quan: Ban Đảm bảo Chất lượng (QA), nhân viên nhận mẫu, thử nghiệm viên… về các vấn đề liên quan đến chất lượng của hoạt động thử nghiệm.
Với phạm vi đánh giá gần 400 phép thử trong các cuộc đánh giá tại các Trung tâm và Phòng thử nghiệm bao gồm các chỉ tiêu phân tích trong lĩnh vực thực phẩm, thủy sản, sản phẩm thủy sản, nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, nước uống, nước sinh hoạt, nước thải, các sản phẩm mỹ phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;… là những chỉ tiêu mà các Trung tâm và Phòng thử nghiệm của VinaCert có năng lực thực hiện, đã đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đánh giá chứng kiến các thao tác thực hiện trên các phương pháp thử
Các chỉ tiêu phương pháp thử này đáp ứng được yêu cầu của cơ quan nhà nước ủy quyền hay chỉ định VinaCert thực hiện. Đáng chú ý là phần lớn các phương pháp thử của VinaCert đã được A2LA công nhận về năng lực theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Căn cứ kết quả các cuộc đánh giá nội bộ, Đoàn đánh giá đã đưa ra kết luận: Hệ thống quản lý chất lượng thử nghiệm của VinaCert đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của ISO/IEC 17025: 2017, yêu cầu của A2LA và các yêu cầu của pháp luật Việt Nam.
Quang cảnh phiên kết thúc
Điều đó cũng chính là thế mạnh đối với dịch vụ thử nghiệm của VinaCert, góp phần hỗ trợ tối đa yêu cầu quản lý chất lượng nông sản phẩm, hàng hóa của cơ quan quản lý nhà nước; hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong chứng minh chất lượng nông sản, hàng hóa, vật tư nông nghiệp… đảm bảo chất lượng theo quy định. Qua đó, tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, dễ dàng tham gia vào chuỗi an toàn thực phẩm.
Đánh giá nội bộ là một trong những hoạt động nhằm chứng minh năng lực quản lý chất lượng của 1 đơn vị hay một lĩnh vực hoạt động nào đó. Hoạt động này cũng đồng thời là quá trình xem xét việc thực hiện các kế hoạch, mục tiêu của công ty có đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ hay không; đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành hay không.
ISO/IEC 17025: 2017 giúp các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn chứng minh năng lực với khách hàng và cơ quan quản lý về năng lực vận hành, quản lý để đưa ra kết quả thử nghiệm chính xác nhất. Tiêu chuẩn này cũng là nền tảng để các cơ quan công nhận năng lực phòng thử nghiệm, thí nghiệm và hiệu chuẩn sử dụng để đánh giá công nhận.
Từ khi triển khai áp dụng và xây dựng HTQL theo ISO/IEC 17025 đến sau khi đạt công nhận, các PTN đều phải tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ theo định kỳ nhằm xác định sự phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn công nhận, các yêu cầu, chính sách, thủ tục của cơ quan công nhận, yêu cầu của các cơ quan chỉ định và yêu cầu của tài liệu hệ thống quản lý mà đơn vị đang áp dụng cho lĩnh vực thử nghiệm.
|