Chuyên gia đánh giá của VinaCert tham dự lớp đào tạo là ông Lê Thượng Khởi. Cán bộ Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tham gia đào tạo lớp học.
Toàn cảnh lớp học - Ảnh: Thượng Khởi
Khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên gia đánh giá VietGAP được tổ chức bởi do Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức với sự tham gia của 15 đơn vị chứng nhận VietGAP trồng trọt. Chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho các học viên những kiến thức cơ bản về VietGAP, lý do phải áp dụng VietGAP và lợi ích của VietGAP trong trồng trọt, cách áp dụng VietGAP và các nguyên tắc của tiêu chuẩn này…
Khóa đào tạo kéo dài trong 5 ngày từ 16/7/2013 – 20/7/2013. Trong suốt quá trình đào tạo các học viên sẽ được đánh giá liên tục thông qua các buổi thảo luận, nghiên cứu, xử lý các tình huống đánh giá thực tế…. Đặc biệt, các học viên được tham dự bài tập xử lý tình huống thông qua tham quan mô hình sản xuất VietGAP thực tế là Tổ hợp tác xã Đồng Vạn - Ấp Thầy Ký, Thị trấn Thạnh An, Huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ có diện tích 63ha. Hiện tay HTX Đồng Vạn có 27 hộ tham gia sản xuất lúa áp dụng mô hình sản xuất theo Tiêu chuẩn VietGAP, được bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá bán cao hơn sản phẩm không được chứng nhận VietGAP trên thị trường từ 5%-10%.
Anh Lê Thượng Khởi chia sẻ: “Thông qua tham quan thực tế, tôi thấy rằng người nông dân ở đây rất thích áp dụng VietGAP vì khi áp dụng tiêu chuẩn này họ nhận thấy được tiêu chuẩn không chỉ đề cập đến vấn đề sản xuất mà còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm như môi trường, sức khỏe, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm…. Người nông dân đã có ý thức làm theo VietGAP mặc dù đôi khi điều kiện không cho phép họ làm tốt”. Theo anh Khởi, nếu có chính sách hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành hoặc đầu ra nông sản ổn định, giá bán cao hơn thì người nông dân sẵn sàng đi theo mô hình sản xuất này.
Sau khóa đào tạo, các học viên sẽ tham dự kỳ kiểm tra với bộ đề 16 câu hỏi trắc nghiệm, 2 câu lý thuyết và bộ 4 tình huống. Vượt qua thử thách này, các học viên mới được công nhận kết quả đào tạo thành công.
“Khóa đào tạo này đã cung câp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình đánh giá thực tế: kiến thức về kỹ năng đánh giá, phân tích, xử lý các tình huống, đặ biệt là hiểu hơn về những trăn trở của người nông dân. Từ đó giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của người chuyên gia đánh giá”- anh Khởi tâm sự.
Lê Huế