1. Xác định lại phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các rủi ro đã phân tích về sự phù hợp của sản phẩm thông qua xem xét (4.1; 4.2; 4.3):
+ Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của tổ chức: xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài.
+ Hiểu biết các nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm: xem xét thông tin về các bên quan tâm.
Các nội dung này có thể bổ sung trong sổ tay chất lượng hoặc tài liệu khác
2. Hoạch định hành động phân tích, giải quyết các rủi ro và cơ hội, tích hợp vào các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng (6.0).
- Đánh giá tính hiệu lực của quá trính phân tích rủi ro nhằm đảm bảo tính phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ
Các nội dung này có thể bổ sung trong sổ tay chất lượng hoặc tài liệu khác
3. Bổ sung cách thức sử dụng tri thức từ các nguồn nội bộ và bên ngoài. Xem xét, tổng hợp các kết quả đạt được từ việc sử dụng tri thức (7.1.6).
Các nội dung này có thể bổ sung trong sổ tay chất lượng hoặc tài liệu khác
4. Hoạch định và kiểm soát thực hiện tác nghiệp (8.1)
Xác định chuẩn mực:
- Sản phẩm hoặc dịch vụ
- Các quá trình
-> Lưu giữ bằng chứng sự phù hợp của quá trình với chuẩn mực.
Các nội dung này có thể bổ sung trong sổ tay chất lượng hoặc tài liệu khác
5. Đầu vào cho hoạt động xem xét của lãnh đạo (9.3.2)
xem xét đến tính hiệu lực của các hoạt động được thực hiện nhằm giải quyết các rủi ro và cơ hội.
Các nội dung này có thể bổ sung trong sổ tay chất lượng hoặc quy trình xem xét lãnh đạo
6. Cập nhật các rủi ro và cơ hội đã được xác định trong quá trình hoạch định nếu có sự không phù hợp hoặc khiếu nại khách hàng xảy ra (10.2).
Các nội dung này có thể bổ sung trong sổ tay chất lượng hoặc quy trình hành động khắc phục; quy trình giải quyết khiếu nại