Dư lượng kháng sinh vượt mức tối đa cho phép
Dư lượng kháng sinh là tình trạng kháng sinh vẫn còn trong thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, … ở dạng nguyên chất hay đã chuyển hóa, vì thế có thể gây tác hại đối với người sử dụng.
Ở trong nước, các cơ sở nuôi thuỷ sản, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi chịu sự giám sát về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản theo Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.
Các cơ sở sẽ bị xử lý khi kết quả thử nghiệm phát hiện trong sản phẩm thủy sản có dư lượng kháng sinh vượt mức tối đa cho phép. Chỉ khi kết quả đạt yêu cầu, sản phẩm mới được phép đưa ra thị trường tiêu thụ.
Vậy dư lượng kháng sinh vượt mức tối đa cho phép là thế nào? Và làm thế nào để đáp ứng yêu cầu?
Các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản cần tuân thủ về dư lượng kháng sinh trong giới hạn cho phép - Ảnh minh họa
Dư lượng kháng sinh vượt mức tối đa cho phép ở sản phẩm thủy sản nghĩa là trường hợp phát hiện dư lượng kháng sinh cấm sử dụng hoặc dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong các sản phẩm động vật thủy sản nuôi.
Các doanh nghiệp cần căn cứ vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm sản phẩm nuôi (tương ứng với loại sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh – nếu có) và danh mục kháng sinh cấm sử dụng và danh mục kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản để chủ động đưa ra kế hoạch thử nghiệm, kiểm soát chất lượng và khắc phục để đáp ứng yêu cầu.
Đối với các loài thủy sản nuôi để xuất khẩu, ngoài việc tuân thủ nội dung quy định ở trong nước, các doanh nghiệp còn phải đáp ứng yêu cầu về giám sát dư lượng các chất độc hại của nước nhập khẩu hoặc theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Thử nghiệm dư lượng kháng sinh
Hiện nay, có nhiều phương pháp để phát hiện dư lượng kháng sinh, nhưng phương pháp hiệu quả nhất là sắc ký lỏng ghép khối phổ LC/MS/MS nhờ khả năng định danh tốt, định lượng tương đối chính xác, đảm bảo độ đúng, độ lặp lại và độ nhạy.
Phòng thử nghiệm của VinaCert đã trang bị thiết bị máy LC/MS/MS (AB Sciex Qtrap 4500). Đây là thiết bị hiện đại nhất để thử nghiệm dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó, VinaCert có đầy đủ các thiết bị phân tích và phụ trợ để xử lý mẫu như: vortex, máy ly tâm lạnh, cô quay…. Các quy trình phân tích đều được chuẩn hóa thành các SOP, tuân thủ các biện pháp đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm theo ISO/IEC 17025:2017, đảm bảo kết quả chính xác, tin cậy và ổn định.
Thử nghiệm viên VinaCert thao tác trên máy LC/MS/MS
Phòng thử nghiệm của VinaCert có thể phân tích dư lượng kháng sinh trong thủy hải sản, tiêu biểu đối với các nhóm như Chloramphenicol, nhóm Nitrofuran Metabolites (AOZ, AMOZ, AHD, SCA), Họ Tetracycline, Malachite Green và Leucomalachite Green, họ chất Quinolone (Enrofloxacin, Ciprofloxacin, flumequin)…Các nhóm kháng sinh này cũng nằm trong các tiêu chuẩn dư lượng kháng sinh của Nhật, Mỹ, EU,…
VinaCert là tổ chức thử nghiệm duy nhất của Việt Nam được Hiệp hội Công nhận Phòng thử nghiệm Hoa Kỳ (A2LA) - thành viên của Hiệp hội Công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế ILAC, công nhận đủ năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017. Qua đây, năng lực thử nghiệm của VinaCert được thừa nhận rộng rãi trên thế giới thông qua dấu hiệu công nhận ILAC-MRA A2LA trên phiếu kết quả thử nghiệm.
Theo tài liệu “Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản”, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đưa ra 5 vấn đề quan trọng mà người nuôi thủy sản cần quan tâm trong việc sử dụng kháng sinh:
1 - Chỉ sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho thủy sản nuôi khi xác định rõ chúng bị bệnh do vi khuẩn. Không sử dụng kháng sinh để chữa trị các bệnh về virus như virus đốm trắng hay bệnh đầu vàng...
2 - Hạn chế sử dụng lặp lại cùng một loại kháng sinh để tránh làm tăng độ kháng thuốc.
3 - Đối với một số loại kháng sinh, cần ngừng sử dụng trong một thời gian nhất định trước khi thu hoạch để tránh dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản nuôi (thời gian ngừng thuốc thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì và theo quy định của cơ quan quản lý – trường hợp có quy định khác nhau thì phải theo quy định có thời gian ngừng lâu hơn).
4 - Trong điều kiện có thể, nên cho giám sát việc sử dụng kháng sinh về mặt thú y thủy sản.
5 - Nắm chắc các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh và áp dụng đúng các phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh thủy sản.
|
VinaCert