Ảnh minh họa
Để bảo đảm an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời chấp hành theo các quy định về an toàn thực phẩm (ATTP), siêu thị của anh Tuấn Đạt cần lưu ý những điều sau:
Nếu siêu thị nhập hàng về bán thì cần yêu cầu nhà cung cấp xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng nhận về ATTP kèm theo phiếu xét nghiệm còn giá trị (trong thời gian 12 tháng).
Còn nếu siêu thị của bạn nhập hàng/nguyên liệu về rồi đóng gói/sản xuất/chế biến thành nhãn hàng riêng của siêu thị thì cần phải tiến hành làm các thủ tục để công bố sản phẩm theo quy định của nhà nước.
Với các loại thực phẩm không bắt buộc phải công bố sản phẩm, siêu thị cần kiểm tra và kiểm soát chất lượng thực phẩm sao cho tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Các chỉ tiêu cần thử nghiệm được quy định tại các văn bản như sau:
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- QCVN 8-1:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
- QCVN 8-3:2012/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- Thông tư 24/2013/TT-BYT ban hành ngày 14/8/2013/TT-BYT “Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm”
- Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 11 năm 2012 ban hành “Quy định về việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm beta-agonist trong chăn nuôi”.
VINACERT