1. Kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo Thông tư số 52:
Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK là các cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm được Bộ Y tế chỉ định.
2. Hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận xuất khẩu đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu
Thông tư 52/2015 của Bộ Y tế quy định sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) như sau:
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được cấp cho các sản phẩm thực phẩm tại Phụ lục 01 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
- Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) được cấp cho các sản phẩm thực phẩm có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
3. Hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận y tế đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp HC theo quy định tại Thông tư số 52/2015/TT-BYT:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp Giấy chứng nhận y tế nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.
- Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 05 Thông tư 52/2015/BYT.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Khoản 1 Điều này phải xem xét, cấp Giấy chứng nhận y tế theo mẫu tại Phụ lục 09, Phụ lục 10 Thông tư số 52 năm 2015. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Thông tư 52 có hiệu lực từ ngày 23/02/2016.