Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, thành viên Ủy ban Codex Việt Nam nhiệm kỳ VIII, lãnh đạo các Cục, Vụ đại diện cho các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, trưởng các Ban kỹ thuật Codex Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện An toàn thực phẩm (FSI) thuộc Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert cùng các thành viên, đại diện các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm tham dự hội nghị.
Chủ trì và phát biểu tại hội nghị, PGS. TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch Ủy ban Codex Việt Nam cho biết, các tiêu chuẩn Codex quốc tế rất quan trọng. Đây là những tiêu chuẩn và văn bản được xây dựng dựa trên khoa học và được sự đồng thuận cao của các quốc gia thành viên Codex. Do đó, Việt Nam đã có chủ trương áp dụng các tiêu chuẩn Codex trong xây dựng chính sách và quản lý an toàn thực phẩm.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Việt Nam năm 2019 và phương hướng hoạt động năm 2020, trong năm 2019, Ủy ban Codex Việt Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ:
Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; Tham gia góp ý các Dự thảo tiêu chuẩn Codex quốc tế; Tổ chức và chủ trì các lớp tập huấn “Áp dụng các tiêu chuẩn Codex về an toàn thực phẩm”;
Tổ chức họp Ban kỹ thuật Codex Việt Nam về Phụ gia thực phẩm và Dinh dưỡng và thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt; Tổ chức 09 hội nghị Codex quốc tế với sự tham gia của 49 đại biểu của các Bộ ngành và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm; Chuyển dịch 02 cuốn tài liệu về Codex;...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động trong năm 2020, Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam kiến nghị, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) xem xét và bổ sung cho Văn phòng những nhân sự có năng lực, trình độ chuyên môn; Thu hút nhân sự từ các Bộ, ngành, doanh nghiệp và Hiệp hội tham gia vào hoạt động của Ủy ban Codex Việt Nam.
Các Bộ, ngành cần ổn định bộ phận đầu mối về Codex để tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng quan điểm và lập trường của Chính phủ Việt Nam trong xây dựng các tiêu chuẩn Codex; tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn Codex để bảo vệ sản phẩm thực phẩm cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam; giúp Ủy ban Codex Việt Nam tham gia đàm phán và bảo vệ lập trường của Việt Nam trong các cuộc hop của Ủy ban Codex quốc tế.
Bên cạnh đó, Ủy ban Codex Việt Nam cũng yêu cầu đầu mối từ các Bộ tích cực tham gia vào hoạt động của Codex Việt Nam, đề xuất đại biểu tham gia vào các nhóm công tác điện tử (EWG) trong lĩnh vực được phân công quản lý; Các Bộ phối hợp với Ủy ban Codex Việt Nam trong tổ chức các hội thảo phổ biến về vai trò và mối quan hệ của các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế như: Codex, IPPC, OIE trong thực thi các hiệp định SPS/TBT của WTO. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò của Codex trong sản xuất, kinh doanh và quản lý thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như thúc đẩy công bằng trong thương mại quốc tế về thực phẩm.
VinaCert