Trước ngưỡng cửa hội nhập thế giới và khu vực, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và vận hội mới song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Cùng với sự “lấn sân” của các loại phân bón ngoại nhập, nạn phân bón giả… việc khẳng định chất lượng và thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước chưa được quan tâm đúng mức.
Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức với những giải pháp linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ. Để làm được điều này, dịch vụ chứng nhận hợp quy phân bón và thử nghiệm phân bón của VinaCert hân hạnh đồng hành cùng Quý doanh nghiệp và khách hàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm, xây dựng và nâng tầm thương hiệu của Quý doanh nghiệp.
Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP Phân loại phân bón:
1. Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4. Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.
5. Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
Mục 4 Điều 21 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định: Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn.
Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy phân bón
Lợi ích đối với doanh nghiệp:
Chứng nhận hợp quy phân bón là điều kiện giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ trên thị trường, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy định của pháp luật về phân bón.
Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận hợp quy phân bón, doanh nghiệp có cơ hội hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng để từ đó duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn tương ứng; giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí do phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Sản phẩm phân bón đã được chứng nhận hợp quy sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đồng thời, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Lợi ích đối với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
VinaCert là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón
Cục Bảo vệ Thực Vật – Bộ NN&PTNT chỉ định VinaCert là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón. Mã số chỉ định: 01-0010-BNN; Ủy quyền VinaCert thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu; chỉ định Phòng thử nghiệm của VinaCert là Phòng thử nghiệm ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lĩnh vực phân bón. Mã số chỉ định: LAS - NN 01.