Chứng nhận hợp quy thực phẩm

MỞ RỘNG TẤT CẢ THU HẸP TẤT CẢ
1

Vì sao nên lựa chọn chứng nhận hợp quy thực phẩm của Viện ATTP-VinaCert

Chi tiết

Viện An toàn Thực phẩm (FOOD SAFETY INSTITUTE - FSI) là một tổ chức hoạt động khoa học công nghệ được thành lập theo Luật Khoa học và Công nghệ, được Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp đăng ký hoạt động khoa học công nghệ số B – 01/2014/ĐK-KH&CN, ngày 08/01/2014 (cấp lần 3 vào ngày 10/04/2018). FSI có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.

Với vai trò là một tổ chức hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Viện An toàn Thực phẩm (thuộc Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert) cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chứng nhận hợp quy thực phẩm chuyên nghiệp, chất lượng, thỏa mãn mọi nhu cầu thích đáng của khách hàng dựa trên các quy tắc của tổ chức chứng nhận.

Dịch vụ chứng nhận Hợp quy thực phẩm của Viện An toàn Thực phẩm sẽ mang tới các lợi ích cho khách hàng như sau:

1.   Đảm bảo sản phẩm thực phẩm của khách hàng đáp ứng các yêu cầu của luật pháp – Thông qua việc FSI được Cục ATTP chỉ định và được tổ chức công nhận quốc tế xác nhận năng lực phù hợp theo chuẩn quốc tế trong lĩnh vực chứng nhận).

2. Tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm được gắn dấu hợp quy và thông tin, logo của tổ chức chứng nhận hợp quy trên bao bì là Viện An toàn Thực phẩm - một tổ chức hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.


3. Đội ngũ chuyên gia có trình độ, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đã từng làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước như Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Công nghiệp Thực phẩm – Bộ Công Thương), am hiểu pháp luật Việt Nam về ATTP sẽ mang lại những phát hiện đánh giá, cải tiến, và mang lại giá trị gia tăng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức được đánh giá.

4. Hệ thống chứng nhận trải khắp toàn quốc, cung cấp các dịch vụ chứng nhận cho khách hàng ở bất kể mọi nơi. Khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian với quy trình đánh giá khoa học, thủ tục nhanh chóng, thuận lợi. Kết quả đánh giá luôn luôn khách quan, công bằng, bảo mật. Bảo đảm thông tin công khai, minh bạch cho khách hàng với các bên có liên quan.

5. Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy thực phẩm, lấy mẫu, thử nghiệm mẫu điển hình các chỉ tiêu ATTP theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thuận tiện, với chi phí thử nghiệm ưu đãi do VinaCert có Phòng kiểm nghiệm đáp ứng ISO 17025 và đã được Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế chỉ định là Phòng kiểm nghiệm thực phẩm.

6. Đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ chứng nhận hợp quy thực phẩm sẽ được FSI-VinaCert áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ như sau;

+ Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục công bố hợp quy tại Cục ATTP/Chi cục ATTP;

+ Đối với các khách hàng chưa được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo ISO 22000 hoặc GMP-HACCP (theo TCVN 5603:2008) sẽ được VinaCert hỗ trợ chứng nhận các hệ thống quản lý này với giá ưu đãi (nếu khách hàng có được chứng nhận theo GMP, HACCP, ISO 22000 sẽ được giảm chế độ kiểm nghiệm định kỳ xuống còn 01 lần/năm thay vì 02 lần/năm nếu không được chứng nhận, đây là yêu cầu bắt buộc tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về công bố hợp quy).

+ Đối với các khách hàng đã được FSI thuộc VinaCert chứng nhận hợp quy đối với một hoặc một vài sản phẩm thực phẩm có Quy chuẩn kỹ thuật thì đối với các sản phẩm thực phẩm khác của doanh nghiệp chưa có quy chuẩn kỹ thuật, VinaCert sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục nộp hồ sơ và nhận Giấy tiếp nhận/Giấy xác nhận).

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế chỉ định Viện ATTP (FSI) thuộc VinaCert là tổ chức Chứng nhận hợp quy thực phẩmchỉ định Phòng thử nghiệm 1 của VinaCert là cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. (Xem năng lực Cơ quan Nhà nước chỉ định và ủy quyền VinaCert tại Đây

VinaCert

 

2

Lợi ích của chứng nhận hợp quy thực phẩm

Chi tiết

Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (ATTP) đang ngày càng chứng tỏ những ảnh hưởng mang tính vĩ mô trong công tác chăm sóc sức khỏe con người. Những ảnh hưởng về sức khỏe, kinh tế, xã hội bắt nguồn từ nguyên nhân do mất an toàn thực phẩm đã được thể hiện qua các báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) và của các bộ ngành liên quan.

Các thống kê cho thấy, số lượng bệnh lây truyền qua thực phẩm và hậu quả của các vụ ngộ độc thực phẩm đã làm tử vong hàng nghìn người, khiến hàng triệu người phải nhập viện, hàng chục triệu người chịu ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe; về khía cạnh đời sống xã hội, làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân.

Luật An toàn Thực phẩm là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất được xây dựng nhằm tạo một hệ thống các quy định, yêu cầu bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm để bảo đảm các sản phẩm thực phẩm là an toàn cho người Việt Nam sử dụng.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ các quy định tại Luật An toàn thực phẩm, đồng thời vừa là để đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm an toàn, tránh các rủi ro xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm do sản phẩm của mình sản xuất ra, vừa là trách nhiệm với người tiêu dùng nói riêng và với cộng đồng nói chung.

Một yêu cầu bắt buộc được nhấn mạnh trong Luật An toàn Thực phẩm (Khoản 1 Điều 10) về điều kiện chung bảo đảm an toàn đối với thực phẩm là phải “Đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật tương ứngtuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”.

Việc đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm là một yêu cầu và chuẩn mực xuyên suốt trong hoạt động quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, là tiêu chí trong hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và là chuẩn mực để người tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam lựa chọn các sản phẩm thực phẩm để sử dụng.

Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước đang tăng cường truyền thông để định hướng người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thực phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn và có dấu công bố hợp quy trên nhãn. Đồng thời, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn, hiểu biết hơn, thông thái hơn về các sản phẩm an toàn, đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật.

Trước thực tế đó nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã quan tâm hơn đến việc áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang rất băn khoăn liên quan đến việc làm sao để được chứng nhận hợp Quy và tổ chức nào đủ năng lực và chứng nhận hợp Quy sẽ đem lại lợi ích gì?

Trả lời cho các câu hỏi nêu trên thì theo quy định của pháp luật (Điều 47, Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật) hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy thực phẩm được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận thứ ba có đủ năng lực, độc lập, khách quan và được cơ quan quản lý nhà nước chỉ định. Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy bao gồm các bước: đánh giá sự phù hợp giữa Tiêu chuẩn cơ sở với Quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá điều kiện bảo đảm ATTP, lấy mẫu và thử nghiệm mẫu điển hình về chất lượng, an toàn thực phẩm. Sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy sẽ đem lại các lợi ích như sau:

1.   Giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thực phẩm an toàn với chất lượng và giá cả sản phẩm luôn ổn định – Thông qua việc đánh giá chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận bên thứ ba sẽ thiết lập các hoạt động kiểm soát, các kiến nghị cải tiến, mang lại giá trị gia tăng, giúp nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2.   Làm tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối - Thông qua dấu Hợp quy gắn trên bao bì sản phẩm và thông tin, logo của Tổ chức chứng nhận bên thứ ba đủ năng lực, độc lập, khách quan và được chỉ định;

3. Dễ dàng hoàn thiện các thủ tục công bố hợp quy gửi Cục ATTP/Chi cục ATTP do hồ sơ đăng ký đơn giản, được sự chấp nhận và tin tưởng của Cơ quan quản lý nhà nước – Thông qua Chứng chỉ chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận bên thứ ba đủ năng lực, độc lập, khách quan và được chỉ định;

4. Có thể thiết lập một hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm xuyên suốt từ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, đến chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu cho doanh nghiệp – Thông qua khả năng được chứng nhận theo các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như GMP, HACCP, ISO 22000 kết hợp với hoạt động chứng nhận hợp quy thực phẩm bởi Tổ chức chứng nhận thứ ba.

5. Phù hợp với yêu cầu của pháp luật, sản phẩm thực phẩm được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn sẽ được đánh giá cao, dễ dàng lưu thông trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước...

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 70
Tổng truy cập: 11305861