VietGAP là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.
VietGAP là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi trường và sức khỏe.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi an toàn (VietGAP chăn nuôi) cho các đối tượng sau: Gia cầm, lợn, bò sữa, ong. Quy trình này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa, ong an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm gia cầm, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động. (Xem thêm các tài liệu về VietGAP chăn nuôi tại đây)
Tổ chức chứng nhận VietGAP chăn nuôi
Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert là tổ chức chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi lợn, gà, vịt-ngan, bò thịt, bò sữa, dê thịt, dê sữa và ong. Mã số chỉ định: VietGAP–CN–12–01.
Lợi ích của chứng nhận VietGAP chăn nuôi:
Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 5 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp nhà băng (ngân hàng) và nhà quản lý.