Chứng nhận VietGAP thủy sản

MỞ RỘNG TẤT CẢ THU HẸP TẤT CẢ
1

Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản (TCVN 13528-01:2022) và lợi ích khi áp dụng

Chi tiết

Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản là gì?

Tiêu chuẩn VietGAP thuỷ sản là sự tích hợp các yêu cầu thực hành nông nghiệp tốt của quốc tế; quy định quản lý việc sử dụng kháng sinh hoá chất của châu Âu, Mỹ, Nhật,… thông qua các quyết định được ban hành và cập nhật thường xuyên của Bộ NN&PTNT; các yêu cầu của quốc tế về bảo vệ môi trường như công ước RAMSAR-UNESCO, các yêu cầu về bảo vệ động vật hoang dã của IUCN,… mục đích nhằm hướng đến sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, đảm bảo trách nhiệm xã hội, người lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

VietGAP thủy sản (Vietnamese Good Aquaculture Practice) là thực hành nuôi trồng thủy sản tốt dựa trên các tiêu chí của Tiêu chuẩn TCVN 13528-01:2022 (Good Aquaculture Practices (VietGAP) - Part 1: Pond aquaculture) do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn TCVN 13528-01:2022 quy định các yêu cầu đối với thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm… có thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào, từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm.

Nguyên tắc chung

Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:

Đảm bảo an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành

Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các nguy cơ về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất các các khâu của chu trình sản xuất

Đảm bảo có kế hoạch và có trách nhiệm với môi trường, theo các quy định của nhà nước và cam kết quốc tế

Đảm bảo có trách nhiệm với xã hội và an toàn cho người lao động

Nguyên tắc chung của Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản

Lợi ích của chứng nhận VietGAP thủy sản

⭐️Giảm chi phí vận hành - quản lý tốt quy trình sản xuất cho cơ sở nuôi trồng thông qua việc kiểm soát tốt nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào; giảm thiểu các bệnh dịch, kiểm soát được rác thải môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy hải sản nhờ hệ thống quản lý và quy trình nuôi chặt chẽ, truy xuất được nguồn gốc và quản lý các rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

⭐️Tăng giá trị sản phẩm - tăng uy tín chất lượng cho cơ sở nuôi trồng vì đáp ứng được các tiêu chí của chuỗi cung ứng thuộc hệ thống các nhà bán lẻ tại Việt Nam cũng như phục vụ cho thị trường xuất khẩu thủy sản.

⭐️Tăng lợi thế cạnh tranh vì đảm bảo các yêu cầu về trách nhiệm xã hội, bao gồm về con người và môi trường - một trong những yêu cầu ưu tiên của thị trường quốc tế.

Đây là những giải pháp để doanh nghiệp thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

2

Giá trị chất lượng và kinh tế của sản phẩm thủy sản đạt chứng nhận VietGAP

Chi tiết

 1. Đối với cơ sở nuôi trồng

• Đầu tư cơ sở hạ tầng một lần ban đầu vững chắc đáp ứng  các yêu cầu của tiêu chuẩn tự nguyện khác là yếu tố cốt lõi nhất cho việc giảm giá thành sản phẩm.

• Hạn chế ô nhiễm môi trường; bệnh và dịch bệnh.

• Tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

• Thị trường ngày càng mở rộng và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng.

• Nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

2. Đối với người lao động

• Bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động.

• Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người lao động để sản xuất bền vững.

• Khuyến khích người lao động hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung và bền vững của cơ sở nuôi trồng.

3. Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu

• Sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm.

• Giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào, giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc giảm tần suất bị kiểm tra.

4. Đối với người tiêu dùng

 • Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm thủy sản có chất lượng và an toàn thực phẩm. Từng bước góp phần tạo nên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và sử dụng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm trên thị trường với dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP.

3

Hướng thị trường tiêu thụ của sản phẩm thủy sản đạt chứng nhận VietGAP

Chi tiết

VietGAP thuỷ sản là một quy phạm thực hành đảm bảo được các yêu cầu về ATTP, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm mang lợi ích cho nhiều bên trong quá trình tiêu thụ và có sự hài hòa cùng các tiêu chuẩn tự nguyện khác như ASC hay GlobalGAP,… VietGAP hướng tới Benchmarking với ASEAN GAP, ASC, GlobalGAP và tất cả hoàn toàn tuân thủ các quy định chung của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc viết tắt là FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations) về GAP và chứng nhận GAP. Khi chuẩn đối sánh này được thỏa ước thì sản phẩm thủy sản VietGAP tiến đến thị trường trong khu vực và thế giới là không xa. 

Bộ NN&PTNT đang tiến hành nghiên cứu các thị trường bán lẻ ở châu Âu và một số thị trường khác để giới thiệu sản phẩm VietGAP, sẽ đàm phán với những đối tác nước ngoài để đảm bảo sản phẩm nuôi theo VietGAP có giá cao hơn sản phẩm khác.

Nhiều công ty nước ngoài rất quan tâm và sẵn sàng thu mua những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP để đưa vào hệ thống siêu thị. Vì vậy, những hộ nuôi trồng có chứng nhận VietGAP thủy sản cũng sẽ nhanh chóng ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, ổn định đầu ra.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý hiện nay cũng đã và đang nỗ lực tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ; kết nối với các nhà phân phối lớn trong và ngoài nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm VietGAP như Metro, AEON, Big C, các chợ đầu mối… đảm bảo lợi ích cho người sản xuất cũng như các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khi cung ứng đến người tiêu dùng.

4

Dự án Chứng nhận VietGAP thủy sản điển hình của VinaCert

Chi tiết

1. Chứng nhận VietGAP thủy sản Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (SOUTH VINA)

2. Chứng nhận VietGAP thủy sản Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang

3. Chứng nhận VietGAP thủy sản Tổ hợp tác nuôi VietGAP Cá Tra số 1 – Chi cục Thủy sản Đồng Tháp

4. Chứng nhận VietGAP thủy sản Tổ hợp tác nuôi VietGAP Cá Tra số 2 – Chi cục Thủy sản Đồng Tháp

5. Chứng nhận VietGAP thủy sản Chi nhánh Công ty Thủy sản số 4 – Đồng Tâm

6. Chứng nhận VietGAP thủy sản Doanh nghiệp tư nhân Tân Vân

7. Chứng nhận VietGAP thủy sản Hợp tác xã Thương mại và Nuôi trồng thủy sản Đức Thịnh.

8. Chứng nhận VietGAP thủy sản Trại cá tiên long - Công ty CP THUỶ SẢN HÙNG VƯƠNG (Hung Vuong Corporation)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 68
Tổng truy cập: 11263799