Khóa đào tạo chuyên gia đánh giá Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (HTQL ATTP) giúp học viên củng cố kiến thức chuyên môn và có những đóng góp liên tục nhằm cải tiến hoạt động quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Đồng thời, có được sự tự tin để đánh giá hiệu quả một HTQL ATTP phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật thực hành tốt nhất được quốc tế công nhận hoặc thể hiện cam kết của tổ chức/doanh nghiệp đối với việc thực hiện an toàn thực phẩm bằng cách chuyển đổi các kỹ năng đánh giá hiện có sang ISO 22000; đồng thời nắm được các nguyên tắc và mục đích chính của đánh giá HTQL ATTP hiệu quả phù hợp với ISO 22000 và yêu cầu của ISO 19011 về “Hướng dẫn hệ thống quản lý đánh giá".
Sau khóa học, học viên sẽ có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện và dẫn đầu một cuộc đánh giá HTQL ATTP thành công, sử dụng phương pháp tiếp cận từng bước trong toàn bộ quy trình.
Tìm hiểu cách mô tả mục đích của đánh giá ISO 22000 và đáp ứng chứng nhận của bên thứ ba cũng như nắm được các nguyên tắc và thực hành chính của đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả theo ISO 22000: 2018 bao gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với:
• ISO 22000: 2018 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi thực phẩm
• TCVN ISO/TS 22002-1:2013 (ISO/TS 22002-1:2009) về Các chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm, Phần 1- Sản xuất thực phẩm.
Học viên có được các kỹ năng lập kế hoạch, tiến hành, báo cáo và theo dõi một cuộc đánh giá HTQL ATTP nhằm thiết lập sự phù hợp, tăng cường tuần thủ an toàn thực phẩm và hiệu suất tổng thể của tổ chức.
Đối tượng của khóa đào tạo
Bất kỳ ai có nhu cầu kiểm tra HTQL ATTP của tổ chức.
Điều kiện tiên quyết
Bạn đã có kiến thức tốt về ISO 22000 và các nguyên tắc chính của HTQL ATTP, hoặc bạn đã tham gia khóa học Đào tạo đánh giá nội bộ theo ISO 22000: 2018 hoặc Đào tạo chuyển gia đánh giá trưởng HTQL ATTP theo ISO 22000: 2018 hoặc có kinh nghiệm thực hiện đánh giá nội bộ hoặc đánh giá nhà cung cấp.
Bạn nên tìm hiểu trước về các nguyên tắc, khái niệm quản lý An toàn Thực phẩm để:
• Thực hiện hoặc vận hành hệ thống quản lý trong bối cảnh ngành thực phẩm. Điều này bao gồm các chương trình tư nhân như BRC GLOBALGAP FSSC và/hoặc các chương trình khác bao gồm các thành phần của hệ thống quản lý;
• Luật An toàn thực phẩm chính có liên quan (điều này có thể dành riêng cho bối cảnh và địa điểm ngành thực phẩm của bạn)
• Kiến thức về các chương trình tiên quyết như được quy định trong ISO/TS 22002–1
• Hướng dẫn Thực hành Tốt cho Nông nghiệp (GAP), Thủ y (GVP), Sản xuất (GMP), Vệ sinh (GHP), Sản xuất (GPP), Phân phối (GDP) và/hoặc Thương mại (GTP) tùy thuộc vào phân khúc của chuỗi thực phẩm trong đó hoạt động.
• Các nguyên tắc của HACCP do Ủy ban Codex Alimentarius xác định.
• Kiến thức về các yêu cầu của ISO 22000 hoặc tương đương có thể chấp nhận được có thể đạt được bằng cách hoàn thành khỏa học Nhân thức chung về ISO 22000:2018
Bạn sẽ đạt được những gì?
Bạn sẽ có được kiến thức để
• Mô tả mục đích của HTQLATTP của các tiêu chuẩn HTQLATTP của các cuộc đánh giá hệ thống quản lý và chứng nhân của bên thứ ba
• Giải thích vai trò của đánh giá viên trong việc lập kế hoạch, tiến hành, báo cáo và theo dõi đánh giá HTQLATTP phù hợp với ISO 19011 (và ISO 22003 bao gồm cả ISO / IEC 17021, nếu thích hợp)
Ban sẽ đạt được các kỹ năng để
• Lập kế hoạch, tiến hành, báo cáo và theo dõi đánh giá một HTQLATTP nhằm thiết lập sự phù hợp (hoặc cách khác) với ISO 22000 theo ISO 19011 (và ISO 22003 bao gồm cả ISO/IEC 17021, nếu thích hợp)
• Áp dụng khái niệm rủi ro sản phẩm và quá trình cho các phát hiện đánh giá
Lợi ích đem lại cho bạn?
Khóa học này sẽ giúp bạn
• Xác định các mục tiêu và lợi ích của đánh giả ISO 22000
• Giải thích các yêu cầu của ISO 22000 đối với việc áp dụng đánh giá
• Lập kế hoạch, tiến hành và theo dõi các hoạt động đánh giá nhằm gia tăng giá trị thực
• Nắm bắt việc áp dụng tư duy dựa trên rủi ro vào các sản phẩm và quy trình, lãnh đạo và quản lý quy trinh
• Tiếp cận các kỹ thuật đánh giá viên mới nhất và xác định cách sử dụng thích hợp
• Xây dựng lòng tin của các bên liên quan bằng cách quản lý các quy trình phù hợp với các yêu cầu mới nhất