Chứng nhận ISO 14001

ISO 14001 – Công cụ để doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật về môi trường

ISO 14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường hàng đầu của thế giới. Những lợi ích của việc thực hiện tiêu chuẩn này bao gồm giảm sự ảnh hưởng của môi trường, giảm sự lãng phí và việc sử dụng năng lượng cũng như cắt giảm chi phí vận hành doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tiêu chuẩn này càng trở nên quan trọng, đóng vai trò là những “rào cản kỹ thuật” có mặt trong hầu hết các hiệp định thương mại thế hệ mới.


PGS.TS Lưu Đức Hải chia sẻ tại một khóa đào tạo chuyên gia đánh giá ISO 14001 tại VinaCert.  

Theo PGS.TS Lưu Đức Hải (Khoa môi trường - Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), quản lý môi trường luôn là vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển của xã hội cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

Năm 1998, chứng chỉ ISO 14001:1996 được cấp lần đầu tiên sau hai năm ban hành. Kể từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đã làm cho tiêu chuẩn ISO 14001 ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển của xã hội, và đã được nhiều quốc gia, doanh nghiệp chấp nhận áp dụng nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các bên liên quan.

Trước bối cảnh Việt Nam đang tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại song phương, đa phương như hiện nay, điều khoản của các hiệp định đều bao gồm những cam kết về bảo vệ môi trường, do đó, tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư của Việt Nam cũng sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế tăng trưởng bền vững hơn.

Đây chính là những rào cản kỹ thuật, đặt ra thách thức với các doanh nghiệp để làm sao vượt qua những rào cản kỹ thuật ấy. Bước quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về lợi ích trong áp dụng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường (phiên bản mới nhất hiện nay là ISO 9001:2015), phát huy tốt nhất các lợi thế do Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định CPTPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA),… mang lại.

PGS.TS Lưu Đức Hải cho biết, số lượng doanh nghiệp đăng ký áp dụng và đạt chứng nhận ISO 14001 tăng lên hàng năm. Nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ: Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch - Khách sạn,... đã được cấp chứng chỉ ISO 14001, tuy nhiên cho đến nay, cơ quan quản lý vẫn chưa thống kê được chính xác số lượng doanh nghiệp đã được chứng nhận để làm cơ sở cho công tác quản lý, hoạch định chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực phục vụ cho phát triển, hội nhập kinh tế.

"Lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của ISO 14001; Đưa chính sách môi trường vào chính sách phát triển doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như tầm nhìn dài hạn" PGS.TS Lưu Đức Hải nhấn mạnh.

Được cấp chứng chỉ ISO 14001 có nghĩa hệ thống quản lý của tổ chức/ doanh nghiệp đã được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn hệ thống này. Điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo vệ môi trường tốt nhất, hay doanh nghiệp sạch sẽ nhất, mà phải hiểu là doanh nghiệp có hệ thống quản lý phù hợp với các vấn đề về môi trường có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình.

Chứng nhận ISO 14001 là việc chứng nhận doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường, mang lại cho doanh nghiệp sự ghi nhận và những cơ hội hoạt động mới. Đồng thời, chứng minh về việc doanh nghiệp đã tận tâm như thế nào đối với việc làm giảm những ảnh hưởng đến môi trường, cũng như đáp ứng sự mong đợi bền vững của các bên hữu quan.

Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc phát sinh rất nhiều các rào cản kỹ thuật: tiêu chuẩn kiểm soát chất ô nhiễm, kiểm soát hóa chất, an toàn lao động,… Các FTA thế hệ mới mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội, nhưng nếu không chú ý để vượt qua các rào cản kỹ thuật, sẽ không phát huy được những lợi thế riêng có của Việt Nam - quốc gia duy nhất trong khối ASEAN tham gia hiệp định EVFTA, CPTPP,...

Đánh giá chứng nhận ISO 14001 tại Việt Nam là một trong những hành động cần thiết nhằm đáp ứng tính chặt chẽ, ngày càng nghiêm khắc được quy định trong các văn bản pháp luật: Luật bảo vệ môi trường; Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường…

Tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại”. Do đó, tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện.

Khi số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam ngày càng tăng, cộng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các rào cản kỹ thuật từ các hiệp định kinh tế cũng sẽ tăng theo, trong đó bao gồm các yêu cầu về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.

VinaCert

MỞ RỘNG TẤT CẢ THU HẸP TẤT CẢ
1

Vì sao nên chọn dịch vụ chứng nhận ISO 14001 của VinaCert?

Chi tiết

Hệ thống quản lý chất lượng của VinaCert phù hợp với yêu cầu các tiêu chuẩn: ISO/IEC 17021-1:2015; ISO/IEC 17021-3:2017; ISO/IEC 17021-2:2016; ISO/IEC 17065:2012; ISO/TS 22003:2013.

Kinh nghiệm chuyên môn: Là tổ chức chứng nhận tư nhân được thành lập đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đến nay VinaCert đã có 15 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp nên luôn chủ động và linh hoạt trong các thủ tục pháp lý.

VinaCert hiện có gần 100 chuyên gia đánh giá và chuyên gia kỹ thuật có trình độ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo theo chuẩn mực quốc tế IRCA đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 19011.

Hệ thống chi nhánh của VinaCert trải khắp các thành phố trực thuộc Trung ương: Tp.Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hải Phòng, Tp.Đà Nẵng, cung cấp dịch vụ chứng nhận cho khách hàng một cách nhanh nhất, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho khách hàng.

Giá cả hợp lý, công khai với khách hàng mọi chi phí của quá trình đánh giá.

Cam kết nhanh chóng, thuận lợi, bảo mật, công bằng, khách quan, hợp tác.

Cam kết đưa ra kiến nghị nhằm cải tiến hệ thống sau mỗi lần đánh giá.

Hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trước, trong, sau mỗi lần đánh giá.

2

Lợi ích của chứng nhận ISO 14001

Chi tiết

Về mặt thị trường:

Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng,

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường,

Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh.

Về mặt kinh tế:

Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào,

Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,

Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ,

Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý,

Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,

Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường,

Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường,

Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn,

Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp,

Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.

Về mặt quản lý rủi ro:

Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,

Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,

Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.

Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

Được sự đảm bảo của bên thứ ba,

Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.

3

Dự án Chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 điển hình của VinaCert

Chi tiết

1. Chứng nhận ISO 14001 Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước

2. Chứng nhận ISO 14001 Công ty TNHH Dệt nhuộm Quốc tế RADIANT

3. Chứng nhận ISO 14001 Công ty TNHH Á Châu Hóa Sinh

4. Chứng nhận ISO 14001 Công ty TNHH Máy tính CMS

5. Chứng nhận ISO 14001 Công ty TNHH Vina Melt Technos

6. Chứng nhận ISO 14001 Công ty Cổ phần Hóc Môn

7. Chứng nhận ISO 14001 Công ty TNHH Bột cá KG

8. Chứng nhận ISO 14001 Công ty TNHH Minh Tâm

9. Chứng nhận ISO 14001 Công ty TNHH Minh Châu

10. Chứng nhận ISO 14001 Công ty TNHH Minh Long Phát

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 38
Tổng truy cập: 11446074