Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert được mô tả như sau:

image/svg+xml image/svg+xml HP ĐN SG CT FSI CÁC CHI NHÁNH CÁC ĐƠN VỊTRỰC THUỘC CÁC PHÒNGNGHIỆP VỤ CÁC PHÒNGHỖ TRỢ Phối hợp Chỉ đạo Hỗ trợ BOD BOM HĐCV BAN KIỂM SOÁT P.TC VP P.KD P.TN1 VAIQ P.TN3 Ban QA P.CN P.CSKH

 

Giải thích từ viết tắt: 

BOD

: Hội đồng Quản trị

P.TN1

Phòng thử nghiệm tại Hà Nội

COB

: Chủ tịch Hội đồng Quản trị

P.TN3

Phòng thử nghiệm tại TPHCM

HĐCN

Hội đồng Chứng nhận

VAIQ

Trung tâm phân tích và giám định chất lượng hàng hóa

BOM

Ban Giám đốc

 QA

Ban QA

TGĐ

Tổng Giám đốc

VP

: Văn phòng

GĐCN

Giám đốc Chứng nhận

P.KD

Phòng Kinh doanh

GĐTN

: Giám đốc Thử nghiệm

P.TC

Phòng Tài chính

GĐKD

Giám đốc Kinh doanh

ĐN

: Chi nhánh Đà Nẵng

P.CSKH

:Phòng Chăm sóc khách hàng

HP

: Chi nhánh Hải Phòng

FSI

: Viện An toàn thực phẩm

SG

: Chi nhánh Sài Gòn

P.CN

Phòng Chứng nhận

CT

: Chi nhánh Cần Thơ

 

     

Chủ tịch Hội đồng Quản trị -COB

Là người đại diện theo pháp luật của VinaCert, chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của Công ty, ủy quyền cho các cá nhân chịu trách nhiệm các công việc cụ thể.

COB chịu trách nhiệm:

Đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của VinaCert;

Tạo khối đoàn kết thống nhất hành động trong toàn Công ty;

Đảm bảo truyền đạt tới toàn bộ tổ chức tầm quan trọng của việc thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của luật định;

Bổ nhiệm các Giám đốc, Trưởng phòng CSKH  theo đề nghị của Tổng Giám đốc;

Xây dựng chiến lược phát triển Công ty; Phê duyệt các dự án đầu tư.

Ban Kiểm soát

Quy định trong Điều lệ Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert.

Hội đồng Chứng nhận - HĐCN

Nhiệm vụ của Hội đồng Chứng nhận

Để thực hiện chức năng đảm bảo tính khách quan của hoạt động chứng nhận, Hội đồng Chứng nhận thực hiện nhiệm vụ sau:

1.  Xem xét việc xác định cơ cấu tổ chức và quản lý (quan hệ sở hữu, sự điều hành, quản lý, nhân sự, nguồn lực, … ) có ảnh hưởng tới tính khách quan.

2.  Xem xét bản phân tích rủi ro liên quan đến hoạt động chứng nhận.

3.  Xem xét về trách nhiệm pháp lý và tài chính: Bảo hiểm hoặc nguồn dự phòng, đánh giá tài chính và nguồn thu nhập trong hoạt động của VinaCert.

4.  Giám sát hoạt động đánh giá và chứng nhận của VinaCert nhằm đảm bảo tính công tâm, công bằng, độc lập, khách quan, không thiên vị, công khai trong hoạt động chứng nhận thông qua cuộc witness đảm bảo tối thiểu 01 cuộc witness đối với mỗi tiêu chuẩn chứng nhận HTQL được công nhận/1 năm, 01 cuộc witness đối với mỗi lĩnh vực sản phẩm/1 năm, 01 cuộc witness VietGAP/1 năm.

5.  Xem xét hồ sơ đánh giá một cách ngẫu nhiên hay đột xuất để xác định việc quản lý tính khách quan được nêu trong VMM:

-   Nêu chi tiết tên và mã hồ sơ đã xem xét;

-   Số lượng hồ sơ xem xét tối thiểu 01 hồ sơ chứng nhận đối với mỗi tiêu chuẩn chứng nhận HTQL được công nhận/1 năm, 01 hồ sơ mỗi lĩnh vực sản phẩm/1 năm, 01 hồ sơ VietGAP/1 năm.

-   Nội dung xem xét bao gồm: Các phát hiện đánh giá, các nhận xét trong báo cáo đánh giá, quyết định chứng nhận.

6.  Xem xét việc giải quyết khiếu nại; Yêu cầu xem xét lại khi cần thiết.

7.  Họp định kỳ/đột xuất theo quy định tại Quy chế này.

-   Nội dung Biên bản cuộc họp Hội đồng Chứng nhận phải cung cấp bằng chứng về việc xem xét tính khách quan của hoạt động chứng nhận, bao gồm kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Chứng nhận ở trên).

-   Biên bản nêu được các kiến nghị của Hội đồng Chứng nhận.

-   Biên bản nêu Kết luận  đề cập đến nội dung:

      + Hội đồng nhất trí với các kiến nghị trên; 

      + Các kiến nghị này sẽ được chuyển tới Chủ tịch HĐQT trong cuộc họp/họp xem xét Lãnh đạo gần nhất và được phản hồi tới Hội đồng Chứng nhận kết quả xem xét ngay sau khi kết thúc cuộc họp xem xét lãnh đạo.

Tổng Giám đốc - TGĐ

TGĐ điều hành mọi hoạt động của Công ty, TGĐ do COB bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về mọi quyết định của mình.

TGĐ có quyền hạn:

Điều hành mọi hoạt động của Công ty, đảm bảo vận hành các nguồn lực có hiệu quả;

Phê duyệt kế hoạch hoạt động, định biên nhân sự, cơ cấu tổ chức, kế hoạch ngân sách của các khối, bộ phận, các Chi nhánh;

Bổ nhiệm các Trưởng phòng ban theo đề nghị của các Giám đốc;

Phê duyệt lương, thưởng hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận chưa được uỷ quyền trong quy chế Công ty;

Đảm bảo rằng các quá trình và thủ tục cần thiết của hệ thống quản lý được thiết lập, thực hiện và duy trì; Phê duyệt sổ tay chất lượng và các tài liệu tương đương;

Phê duyệt các hợp đồng kinh doanh dịch vụ toàn Công ty;

Điều hành kinh doanh và phát triển thị trường; Phân định tiếp cận thị trường theo khu vực, lĩnh vực cho phòng Kinh doanh/Chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh;

Phê duyệt các chính sách khách hàng theo từng sản phẩm dịch vụ.

Trực tiếp quản lý, điều hành: Văn phòng, phòng Tài chính, phòng Kinh doanh, các Chi nhánh, Viện ATTP và Trung tâm Phân tích;

Thực hiện các công việc khác do COB giao.

Giám đốc Chứng nhận – GĐCN

GĐCN do COB bổ nhiệm theo đề nghị của TGĐ và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về quyết định của mình trong phạm vi công việc được phân cấp và ủy quyền.

Chức năng của GĐCN:

a)    Quản lý, điều hành chung hoạt động cung cấp dịch vụ chứng nhận của Công ty theo lĩnh vực được phân công;

b)    Duy trì hiệu lực các hệ thống quản lý ISO/IEC 17021; ISO/IEC 17065; ISO/TS 22003 được công nhận;

c)     Quản lý hoạt động của chuyên gia đánh giá; 

d)    Nâng cao chất lượng dịch vụ chứng nhận, đưa VinaCert là tổ chức chứng nhận tầm khu vực ASEAN.

Giám đốc thử nghiệm - GĐTN

Quy định trong Sổ tay chất lượng thử nghiệm.

Văn phòng – VP

VP có Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc trong phạm vi công việc được phân công và ủy quyền. Chánh Văn phòng do Tổng Giám đốc lựa chọn và bổ nhiệm. Văn phòng có thể có Phó Chánh Văn phòng giúp việc cho Chánh Văn phòng.

Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng:

a) Là đầu mối tiếp nhận thông tin cho Tổng Giám đốc để điều hành Công ty. Đảm bảo các nguồn lực cần thiết để các hoạt động của Công ty được thông suốt, hiệu quả;

b) Giúp việc cho TGĐ trong công tác soạn thảo và ban hành các văn bản; Ghi và lưu biên bản những phiên họp tập thể của Công ty để theo dõi, đôn đốc thực hiện;

c) Tham mưu cho TGĐ về chính sách nhân sự. Hoạch định nguồn lực nhân sự theo định hướng phát triển của Công ty;

d) Chủ trì hoạt động quản trị nhân sự: Đảm bảo nguồn nhân lực cho các hoạt động của Công ty; Quản lý tuyển dụng nhân sự; Là đầu mối tổng hợp và xây dựng khung năng lực nhân sự, xây dựng hệ thống chỉ tiêu KPIs phù hợp với mục tiêu phát triển của các bộ phận; Lập kế hoạch đào tạo, thực hiện đào tạo và đánh giá sau đào tạo cho toàn bộ các bộ phận; Chủ trì, phối hợp với các bộ phận quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực;

e) Quản lý hồ sơ nhân sự và công tác bảo hiểm toàn Công ty; Cập nhật danh sách nhân viên toàn Công ty, chuyển cho mọi thành viên khi có sự thay đổi; Tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên Công ty;

f) Chịu trách nhiệm về pháp chế của Công ty với các bên liên quan; Quản lý, cập nhật hồ sơ năng lực của Công ty;

g) Đảm bảo hệ thống trao đổi thông tin nội bộ trong toàn Công ty luôn được thông suốt;

h) Quản trị mạng và hệ thống máy chủ Công ty; Quản trị phần mềm quản lý công việc; Quản trị thông tin trên các Web;

i) Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, Đầu mối cung cấp thông tin cho khách hàng và các cơ quan có liên quan;

j) Đầu mối thu thập và quản lý các thông tin trong và ngoài Công ty liên quan đến toàn bộ các hoạt động của VinaCert. Chủ trì giải quyết khiếu nại, phàn nàn của khách hàng;

k) Quản lý công tác văn thư, lưu trữ; Tiếp nhận, phát hành và lưu trữ tài liệu đi - đến theo quy trình;

l) Quản trị tài liệu: Dịch thuật tài liệu ngoài, tài liệu nội bộ; Quản lý thư viện điện tử tài liệu phần mềm toàn Công ty; Quản trị thư viện tài liệu;

m) Thực hiện các hoạt động truyền thông: Quản lý công cụ truyền thông, thiết kế, demo cho các hoạt động web; Tổ chức các Hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu Công ty; Thực hiện truyền thông nội bộ;

n) Thực hiện công tác quản trị hành chính, quản lý, sử dụng và hướng dẫn sử dụng cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện, trang thiết bị làm việc (trừ các máy móc, trang thiết bị thử nghiệm). Bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hành chính cho hoạt động tại Trụ sở chính. Quản lý nhà công vụ;

o) Mua sắm các trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ các phòng/ban;

p) Tổ chức hậu cần tiếp khách, hội họp, hội nghị, đào tạo…;

q) Quản lý, điều hành xe đưa, đón nhân viên, khách theo yêu cầu công việc của Công ty; Tổ chức các cuộc đánh giá thuộc khu vực do Văn phòng quản lý (khu vực I).

Phòng tài chính – P.TC

Phòng Tài chính có Trưởng phòng kiêm Kế toán trưởng Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc trong phạm vi công việc được phân công và ủy quyền. Trưởng phòng Tài chính do Tổng Giám đốc lựa chọn và bổ nhiệm.

Chức năng, nhiệm vụ của P.TC:

a) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của Công ty;

b) Kiểm soát công nợ, quản lý quỹ;

c) Quản lý tài sản, công cụ dụng cụ;

d) Tổng hợp và thanh toán lương, thưởng hoàn thành nhiệm vụ; thưởng KPI;

e) Lập hồ sơ thanh toán cho khách hàng nội bộ và đối tác;

f) Chuyển chứng chỉ, kết quả thử nghiệm cho khách hàng sau khi đối chiếu công nợ;

g) Giao dịch ngân hàng, cơ quan thuế;

h) Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế.

Phòng chứng nhận – PCN

PCN có Trưởng phòng Chứng nhận chịu trách nhiệm trước GĐCN trong phạm vi công việc được phân công và ủy quyền. Trưởng PCN do TGĐ bổ nhiệm theo đề nghị của GĐCN. PCN có thể có các Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng Chứng nhận.

Chức năng và nhiệm vụ của PCN:

a)    Duy trì hiệu lực các hệ thống quản lý liên quan tới chứng nhận;

b)    Tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động đánh giá, chứng nhận theo quy trình đã thiết lập;

c)     Quản lý hoạt động tác nghiệp của chuyên gia đánh giá;

d)    Chủ trì tổ chức triển khai các chương trình đánh giá theo quy trình tương ứng;

e)    Thẩm tra các hồ sơ đánh giá chứng nhận trước khi trình Giám đốc Chứng nhận phê duyệt;

f)      Thẩm tra hồ sơ chứng nhận hợp quy thực phẩm trình Viện trưởng FSI phê duyệt;

g)    Chủ trì xây dựng, thẩm tra các tài liệu chứng nhận trước khi ban hành;

h)    Cập nhật dữ liệu khách hàng sau mỗi đợt đánh giá;

i)      Lập yêu cầu tổ chức cuộc đánh giá chuyển Văn phòng, các Chi nhánh thực hiện;

j)      Lập báo cáo tình hình chứng nhận trong từng lĩnh vực cho các cơ quan quản lý định kỳ hoặc đột xuất;

k)     Chủ trì hoạt động đào tạo năng lực nhân viên phòng Chứng nhận (lập kế hoạch, tổ chức đào tạo, đánh giá sau đào tạo); 

l)      Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của GĐCN.

Giám đốc kinh doanh - GĐKD

Giám đốc kinh doanh do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo quyết định của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Hội đồng Quản trị về quyết định của mình trong phạm vi công việc được phân cấp và ủy quyền.

Chức năng của Giám đốc Kinh doanh

a) Quản lý, điều hành toàn diện hoạt động kinh doanh các dịch vụ của Công ty;

b) Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ của công ty: hướng đến xây dựng thương hiệu quốc gia về thử nghiệm; Nâng cao chất lượng dịch vụ chứng nhận, đưa VinaCert là tổ chức chứng nhận tầm khu vực ASEAN.

Phòng kinh doanh – P.KD

Phòng Kinh doanh có Trưởng phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kinh doanh trong phạm vi công việc được phân công và uỷ quyền. Trưởng phòng Kinh doanh do Giám đốc Kinh doanh lựa chọn và đề xuất Tổng Giám đốc bổ nhiệm.

Chức năng và nhiệm vụ của P.KD

a)    Trực tiếp tìm kiếm khách hàng hàng sử dụng các lĩnh vực dịch vụ kinh doanh của Công ty;

b)    Đàm phán, thỏa thuận hợp đồng cung cấp dịch vụ tới khách hàng đã tìm kiếm được;

c)     Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các đề nghị chứng nhận, yêu cầu thử nghiệm và chuyển toàn bộ hồ sơ tới các bộ phận có liên quan để cung cấp dịch vụ cho khách hàng; 

d)    Tổ chức trao chứng chỉ cho khách hàng (nếu cần).

Phòng Chăm sóc Khách hàng – P.CSKH

Phòng CSKH có Trưởng phòng do COB bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước COB trong phạm vi công việc được phân công và ủy quyền:

Chức năng nhiệm vụ của P.CSKH:

a)  Chủ trì hoạt động cung cấp các dịch vụ của công ty bằng hình thức online (bán hàng qua mạng), bao gồm: Thỏa thuận hợp đồng; Tiếp nhận đăng ký chứng nhận; Đề nghị phòng Chứng nhận lập quy định riêng (nếu cần) để đáp ứng yêu cầu chứng nhận cho khách hàng;

b)  Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện: hồ sơ đăng ký chứng nhận; yêu cầu thử nghiệm. Đảm bảo hồ sơ đăng ký chứng nhận của khách hàng khi chuyển vào phòng chứng nhận là đủ điều kiện để tiến hành đánh giá và các yêu cầu thử nghiệm;

c)  Liên hệ khách hàng để thỏa thuận hợp đồng giám sát (nếu cần);

d)  Liên hệ khách hàng để gia hạn hợp đồng chứng nhận;

e)  Khi cần, chuyển thông tin khách hàng cho phòng kinh doanh để phòng kinh doanh tổ chức trao đổi trực tiếp với khách hàng để thỏa thuận hợp đồng chứng nhận, tái chứng nhận; giám sát;

f)   Khi nhân viên kinh doanh yêu cầu, hỗ trợ nhân viên kinh doanh hoàn thiện các thủ tục hành chính khi bán hàng gồm: Dự thảo hợp đồng; trả lời các thắc mắc về dịch vụ và chính sách khách hàng của Công ty;

g)  Chủ động tìm kiếm nhà thầu phụ thử nghiệm đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty và khách hàng;

h)  Tiếp nhận các khiếu nại, phàn nàn và các yêu cầu xem xét lại;

i)   Tổ chức đánh giá sự thỏa mãn khách hàng sử dụng dịch vụ của VinaCert

j)   Đề xuất, tổ chức thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng.

Phòng Thử nghiệm - PTN1, PTN3

Quy định trong Sổ tay chất lượng thử nghiệm.

Trung tâm phân tích VAIQ

Quy định trong Sổ tay chất lượng thử nghiệm.

Viện An toàn thực phẩm- FSI

FSI có Viện trưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Viện theo Điều lệ thành lập trước COB. Viện trưởng do COB lựa chọn và bổ nhiệm. FSI có một số phó Viện trưởng chịu trách nhiệm giúp việc cho Viện trưởng. FSI có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau:

Chức năng và nhiệm vụ của FSI:

a) Quản lý, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về an toàn thực phẩm;

b) Chủ trì cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm;

c) Trao đổi thông tin khoa học công nghệ; Hợp tác trong nước và quốc tế về an toàn thực phẩm;

d) Sản xuất thử nghiệm các thực phẩm là kết quả của quá trình nghiên cứu;

e) Tổ chức chức nghiên cứu phát triển dịch vụ khác của Công ty;

f) Cung cấp các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng cho toàn bộ Công ty và các đối tác liên quan.

Chi nhánh Hải Phòng - HP

Chi nhánh Hải Phòng có Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công việc được phân công và uỷ quyền. Giám đốc Chi nhánh Hải Phòng do Chủ tịch Hội đồng Quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Chi nhánh Hải Phòng có Phó giám đốc Chi nhánh giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh.

Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Hải Phòng:

a) Thực hiện nghiệp vụ đánh giá sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu khu vực Hải Phòng;

b) Tiếp nhận và triển khai dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu khách hàng;

c) Tổng hợp kết quả đánh giá sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu báo cáo Trưởng phòng Giám định;  

d) Theo dõi công nợ phát sinh tại Chi nhánh;

e) Đảm bảo vệ sinh, an ninh trật tự, môi trường làm việc… của Chi nhánh.

Chi nhánh Đà Nẵng - ĐN

Chi nhánh Đà Nẵng có Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công việc được phân công và uỷ quyền. Giám đốc Chi nhánh Đà Nẵng do Chủ tịch Hội đồng Quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc..

Chức năng và nhiệm vụ Chi nhánh Đà Nẵng - ĐN:

a) Đại diện cho Công ty ở khu vực miền Trung (từ Hà Tĩnh đến hết Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên), chịu trách nhiệm thi hành các công việc chuyên môn nghiệp vụ và sự điều phối theo ngành dọc của các phòng chuyên môn;

b) Thực hiện nghiệp vụ đánh giá sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu khu vực Đà Nẵng;

c) Tiếp nhận và triển khai dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu khách hàng;

d) Tổng hợp kết quả đánh giá sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu báo cáo Trưởng P.GĐ;

e) Theo dõi công nợ phát sinh tại Chi nhánh;

f) Thực hiện các nghiệp vụ PR, marketing, chăm sóc khách hàng khu vực miền Trung trực thuộc sự quản lý chuyên môn các bộ phận;

g) Tổ chức hậu cần tiếp khách, hội họp, hội nghị, đào tạo tại Chi nhánh;

h) Tổ chức đánh giá theo yêu cầu của PCN;

i) Đảm bảo vệ sinh, an ninh trật tự, môi trường làm việc… của Chi nhánh.

Chi nhánh Hồ Chí Minh - SG

Chi nhánh Hồ Chí Minh (SG) có Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công việc được phân công và uỷ quyền. Giám đốc Chi nhánh SG do Chủ tịch Hội đồng Quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Chi nhánh SG có Phó giám đốc Chi nhánh giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh. Phó giám đốc Chi nhánh do Tổng Giám đốc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Chi nhánh.

Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Hồ Chí Minh - SG:

a) Đại diện cho Công ty ở khu vực miền Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, bao gồm cả Bình Phước và Lâm Đồng và các tỉnh phía bắc sông Tiền. Chịu trách nhiệm thi hành các công việc chuyên môn nghiệp vụ và sự điều phối theo ngành dọc của các phòng chuyên môn;

b) Tìm kiếm và chăm sóc khách hàng hàng sử dụng các lĩnh vực dịch vụ kinh doanh Công ty thuộc khu vực II (từ Quảng Bình trở vào);

c) Đàm phán, thỏa thuận hợp đồng cung cấp dịch vụ tới khách hàng đã tìm kiếm được;

d) Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các đề nghị chứng nhận, yêu cầu thử nghiệm và chuyển toàn bộ hồ sơ tới các bộ phận có liên quan để cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

e) Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng;

f) Tổ chức trao chứng chỉ cho khách hàng (nếu cần);

g) Thực hiện nghiệp vụ đánh giá sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu, giám định chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu khu vực phía nam;

h) Tổng hợp kết quả hoạt động, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Trưởng phòng chuyên môn theo quy định;

i) Bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hành chính tại Chi nhánh hoạt động thông suốt; Thực hiện công tác quản trị hành chính, quản lý, sử dụng và hướng dẫn sử dụng cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện, trang thiết bị làm việc (trừ các máy móc, trang thiết bị thử nghiệm);

j) Mua sắm các trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ PTN 3 và Chi nhánh;

k) Tổ chức hậu cần tiếp khách, hội họp, hội nghị, đào tạo tại Chi nhánh;

l) Tổ chức các cuộc đánh giá theo yêu cầu của PCN;

m) Đảm bảo vệ sinh, an ninh trật tự, môi trường làm việc,... của Chi nhánh;

n) Quản lý hành chính nhân sự làm việc tại Chi nhánh; 

o) Theo dõi công nợ các dịch vụ phát sinh tại Chi nhánh.

Chi nhánh  Cần Thơ - CT

Chi nhánh Cần Thơ có Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công việc được phân công và uỷ quyền. Giám đốc Chi nhánh Cần Thơ do Chủ tịch Hội đồng Quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc.

Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Cần Thơ:

a) Thực hiện công tác quản trị hành chính, quản lý, sử dụng và hướng dẫn sử dụng cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện, trang thiết bị làm việc (trừ các máy móc, trang thiết bị thử nghiệm);

b) Bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hành chính cho hoạt động Chi nhánh;

c) Tổ chức hậu cần tiếp khách, hội họp, hội nghị, đào tạo tại Chi nhánh; 

d) Đảm bảo vệ sinh, môi trường làm việc… của Chi nhánh. 

Theo VMM/VinaCert

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 43
Tổng truy cập: 11401349