VietGAP: Phát huy hiệu quả với ngành chăn nuôi Việt Nam (10/10/2013)

Đứng trước những yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 28/1/2008, tiêu chuẩn VietGAP đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành. Qua hơn 4 năm triển khai, VietGAP đã phát huy được những ưu thế trong cả 3 lĩnh vực:trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đặc biệt, việc áp dụng VietGAP trong chăn nuôi đã mang lại nhiều kết quả khả quan.

VietGAP - Thực hành  sản xuất nông nghiệp tốt được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm; môi trường làm việc và truy tìm nguồn gốc sản  phẩm.  Tiêu chuẩn  này là tập hợp những  nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân chăn nuôi, xuất bán, nâng  cao chất lượng sản phẩm, đảm  bảo  phúc lợi xã hội, sức khoẻ  người chăn nuôi và người tiêu dùng, bảo  vệ môi trường và truy nguyên Ở Việt Nam hiện  nay, nhu  cầu tiêu dùng  sản phẩm  chăn  nuôi  sạch là rất lớn. Tuy nhiên trên thị trường, những  sản  phẩm  chăn  nuôi  được chứng nhận sản xuất an toàn, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm  còn chưa phổ biến. Áp dụng VietGAP trong chăn nuôi là sự lựa chọn thông minh của các nhà sản xuất nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng  đến  sự an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động  trong sản xuất chăn nuôi, chế biến  và xử lý sau chế biến. Những cơ sở sản xuất, hộ chăn nuôi áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP chăn nuôi sẽ mang  lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan  quản  lý, giúp xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

Qua gần  6 năm  triển khai, VietGAP chăn  nuôi  đã phát huy được những  ưu thế, góp phần không nhỏ vào nâng cao nhận  thức của người dân  về sản xuất thực phẩm  an toàn, chăn nuôi “sạch”. Theo kết quả đánh  giá vừa được công bố tại Hội thảo tổng kết và phổ biến  mô hình  điểm  về chuỗi sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn theo VietGAP/GMPs (tháng 9/2013) do Bộ NN & PTNT phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tổ chức: Các sản phẩm được chứng  nhận  VietGAP  chăn  nuôi  có chi phí  đầu  vào giảm, trong khi giá bán lại tăng hơn 5% so với các sản phẩm không áp dụng VietGAP trên thị trường.

Hiện có khoảng 14 tổ chức chứng nhận được Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ định  chứng  nhận  VietGAP trong chăn  nuôi.  Trong số đó, Công ty Cổ phần chứng nhận và Giám định VinaCert (VinaCert-Control) đang là sự lựa chọn của nhiều cơ sở chăn nuôi. VinaCert-Control là tổ chức chứng nhận  VietGAP chăn nuôi mã số VietGAP-CN-12-01 với việc cung cấp gói dịch vụ đa dạng cho ngành chăn nuôi: đánh giá chứng nhận VietGAP chăn nuôi, đánh giá chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập  khẩu,...

Lê Huế - Khoa học và Công nghệ

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 146
Tổng truy cập: 11413534