VinaCert đầu tư lớn vào phòng thí nghiệm tại thành phố Cần Thơ (03/12/2013)

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng cao, các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần liên tục cải tiến để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường hội nhập. Trong lĩnh vực thử nghiệm đã được xã hội hội hóa theo xu hướng phát triển lại càng đòi hỏi sự cập nhật công nghệ, thay đổi để hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong xã hội.

Ngoài việc hoạch định và đầu tư nguồn lực thì doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý và công cụ cải tiến hiện đại để liên tục cải tiến hoạt động của tổ chức. Tùy theo chức năng hoạt động và đặc trưng của đối tượng dịch vụ về lĩnh vực thử nghiệm mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn và xây dựng các giải pháp phù hợp, khả thi để hoạt động và phát triển.

Đồng hành với xu thế đón đầu của sự phát triển ngày càng cao và hiện đại, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert đã mở rộng thị phần và đã mạnh dạn đầu tư vào phòng thử nghiệm với rất nhiều thiết bị hiện đại tại thành phố Cần Thơ. Hoạch định chiến lược thử nghiệm hàng hóa phục vụ các doanh nghiệp xuất khẩu như thủy sản, nông sản và các dạng sản phẩm sau thu hoạch, đồng thời phục vụ kịp thời và hiệu quả cho các cơ quan quản lý nhà nước về thử nghiệm hàng hóa nhập khẩu.

Hệ thống phòng thí nghiệm hoạt động với sự đầu tư hoàn chỉnh về nguồn lực: kiểm nghiệm viên có trình độ chuyên môn sau đại học ở các chuyên ngành Hóa học, Sinh học, Công nghệ thực phẩm, Chế biến thủy sản, Nuôi trồng thủy sản và Khoa học môi trường; hệ thống quản lý chất lượng được công nhận ISO 17025 bởi tổ chức A2LA (American Association for Laboratory Accreditation) của Mỹ; với hệ thống thiết bị thí nghiệm hiện đại.

Hệ thống Sắc ký khí ghép khối phổ (Gas Chromatography Mass Spectrometry - GC/MS) phân tích dư lượng PCBs, PAHs, các hóa chất POPs (Persistent Organic Pollutants) trong các nền mẫu thực phẩm, môi trường, nước, … theo yêu cầu của các cơ quan quản lý trong và ngoài nước; Các loại dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, thủy hải sản như Trifluralin, Chlorpyrifos,… với khả năng phát hiện đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước Nhật, châu Âu,… các độc chất trong thực phẩm (3-MCPD, Histamin, Urea,…); Các dạng Hormone tăng trưởng trong các nền mẫu thịt, thức ăn chăn nuôi như học beta-agonist (Clenbuterol và Salbutamol), Testosterol, DES,… hỗ trợ các cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm lưu hành trên thị trường; Các chất thuộc nhóm Phthalate (đặc biệt là DEHP) trong các nền mẫu thực phẩm, thôi nhiễm từ bao bì,… theo yêu cầu của Bộ Y tế và các cơ quan quản lý khác; Các chất thuộc nhóm Nitroimidazole, thuốc diệt nấm (Propiconazole, Hexaconazole, Difenconazole) trong thủy sản, trái cây và các loại rau quả; Và phân tích Glyphosate trong các sản phẩm gạo trong việc kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu sang châu Âu.

Hệ thống sắc lý lỏng ghép khối phổ (Liquid Chromatography–Mass Spectrometry) phân tích dư lựợng kháng sinh trong thủy hải sản ở hàm lượng vết và siêu vết đáp ứng các yêu cầu khắc khe của các thị trường EU, Mỹ, Nhật như nhóm Phenicol (CAP; TAP; FF; FFA), tổng Malachite green (MG; LMG;..), nhóm (Fluoro)quinolones, Nitrofuran metabolites (AOZ; AMOZ; AHD; SEM), nhóm Sulfonamide, nhóm Avermectin, nhóm carbamate…Phân tích hàm lượng các vi chất dinh dưỡng bổ sung vào trong sữa ở hàm lượng vết (vitamin nhóm tan trong nước, vitamin tan trong dầu); Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, bùn , đất, nước…Phân tích phẩm màu độc hại bị cấm sử dụng trong thực phẩm như Rhodamine B, Sudan I,II,III,IV, …và hàm lượng Melamin trong thực phẩm.

Hệ thống Quang phổ phát xạ có thể phân tích hơn 75 nguyên tố trong bảng phân loại nguyên tố hóa học : Li, Na, K, Cs, Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ti, Zr, V, Cr, Mo, W, Mn, Fe, Co, Rh, Ni, Pd, Pt, Cu, Ag, Au, Zn, Cd, Hg, B, Al, Tl, Si, Sn, Pb, P, As, Sb, Bi, Se, … trong tất cả các dạng mẫu : nước, đất, kim loại, hợp kim, khoáng sản, công nghiệp, thực phẩm, nông sản, dược, mỹ phẩm, thủ công mỹ nghệ, thức ăn chăn nuôi, hóa chất, chất phụ gia, mẫu sinh học và bệnh phẩm,…Ngoài ra, còn có các loại thiết bị phụ trợ cũng như thiết bị điều kiện cho sự nghiêm ngặt về nguyên tắc một chiều và quản lý sạch phòng thí nghiệm vi sinh.

Việt Nam cũng là thành viên của Ủy ban Codex quốc tế từ năm 1989 và sự kiện Hội nghị ban kỹ thuật Codex quốc tế về vệ sinh thực phẩm lần thứ 45 tổ chức ở Hà nội đã cho thấy Cơ quan quản lý ở Việt Nam hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ở các nội dung liên quan đến các vấn đề chung của FAO, WHO, OIE, ISO,… ở một số nội dung kỹ thuật cụ thể. Như vậy, ở Việt Nam các cơ quan quản lý đã và đang thực hiện một cách có trách nhiệm trong việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn và quy chuẩn đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới và luôn thực hiện các cam kết nêu trong hiệp định SPS/TBT của Tổ chức thương mại thế giới. Song song đó là sự xã hội hóa lĩnh vực hoạt động Khoa học Công nghệ tại Việt nam đã có sự thúc đẩy nhanh vào phát triển lĩnh vực thử nghiệm ở doanh nghiệp.

Lĩnh hội triết lý của văn hóa định hướng vào khách hàng và nhằm thỏa mãn cung-cầu ở lĩnh vực thử nghiệm- một lĩnh vực trong hoạt động khoa học công nghệ ở cơ chế thị trường VinaCert có bước đi đột phá với quyết tâm xây dựng thương hiệu VINACERT mang tầm quốc tế.

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 111
Tổng truy cập: 11413534