Thử nghiệm viên VinaCert phân tích chỉ tiêu vi sinh vật trong mẫu sản phẩm, hàng hóa (ảnh TL)
Trong sản xuất, kết quả của hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa đối với các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, thị trường và các tiêu chuẩn về chất lượng tương ứng. Hoạt động thử nghiệm góp phần bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo việc người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt; góp phần đảm bảo duy trì chất lượng, cải tiến và đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.
Chia mẫu để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi (ảnh TL)
Theo các chuyên gia, mối nguy tiềm ẩn trong quản lý chuỗi ATTP có thể xuất hiện ở tất cả các khâu từ đầu vào tới đầu ra của sản xuất, vận chuyển, chế biến, phân phối. Ví dụ như trong khâu sản xuất, vấn đề thực phẩm còn tồn dư kháng sinh, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn tại, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiện nay cũng mới chỉ dừng lại ở việc truy xuất từ khâu giết mổ cho đến lưu thông vận chuyển, tiêu dùng. Còn khâu chăn nuôi và trồng trọt, việc truy xuất nguồn gốc vật nuôi được nuôi dưỡng thế nào, ăn gì, tiêm những thuốc gì; sản phẩm cây trồng được chăm bón như thế nào, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật gì?... cũng chưa thực hiện được. Trong khâu vận chuyển lưu thông, việc sử dụng các chất bảo quản, chất cấm, hay việc sử dụng chất phụ gia, hương liệu trong khâu chế biến… cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Bà Trương Thị Thúy Thu, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo ATTP (Cục ATTP-Bộ Y tế) thực hiện khóa đào tạo kiến thức ATTP tại VinaCert (ảnh TL)
Tại Mục c, Khoản 3, Điều 5 Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nêu rõ: “Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, b khoản này và được tiến hành thông qua việc thử nghiệm do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện”.
Kiểm nghiệm viên VinaCert thực hiện phân tích hàm lượng kim loại nặng trên máy MP-AES
Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào các Hiệp định thương mại tự do, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề chất lượng các phòng thử nghiệm và kiểm tra an toàn thực phẩm để xuất khẩu đang rất được quan tâm. Theo đó, thử nghiệm không chỉ là một công cụ hữu hiệu để giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trong nước, mà còn tạo điều kiện để các đơn vị thử nghiệm hướng tới việc xây dựng và duy trì năng lực phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế. Qua đó, là cầu nối giúp chất lượng của sản phẩm hàng hóa Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường thế giới dễ dàng hơn.
Đây cũng là lý do để hoạt động thử nghiệm mẫu sản phẩm (để chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy) kết hợp với chứng nhận hệ thống quản lý (ISO 9000, HACCP, GMP, SA 8000, …) là một trong những yếu tố, điều kiện quan trọng nhất để nhà sản xuất, chế biến, phân phối trong chuỗi ATTP chứng minh và khẳng định chất lượng các sản phẩm thực phẩm đảm bảo an toàn; chứng minh với cơ quan quản lý nhà nước cũng như người tiêu dùng về sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng về ATTP.
Hệ thống thiết bị HPLC/ UHPLC của VinaCert (ảnh TL)
Nắm bắt và đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước cùng chủ trương xã hội hóa hoạt động thử nghiệm phục vụ công tác kiểm soát chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước, từ năm 2014 đến nay, VinaCert đã hoàn thiện hệ thống quản lý, đầu tư nâng cấp trang thiết bị thử nghiệm hiện đại, nâng cao năng lực thử nghiệm, đạt và duy trì công nhận quốc tế (bởi tổ chức A2LA) theo ISO/IEC 17025 trong cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm hàng hóa đối với cả 03 Phòng thử nghiệm tại Hà Nội, Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh.
Với tầm nhìn chiến lược cùng cam kết mạnh mẽ của Ban lãnh đạo Công ty, hệ thống Phòng thử nghiệm của VinaCert đã được đầu tư bài bản về cơ sở vật chất và được thiết kế khoa học theo nguyên tắc đường đi của mẫu một chiều, có hệ thống kiểm soát môi trường hoàn toàn tự động.
Tất cả các công đoạn từ tiếp nhận mẫu, phân tích, ghi chép nhật ký, trả kết quả đều thực hiện trên phần mềm và được phân công, chuyên môn hóa cao. Các chỉ tiêu VinaCert có đủ năng lực thử nghiệm rất lớn và đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu thử nghiệm các chỉ tiêu quy định trong tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp (thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và thực phẩm nông lâm thủy sản.
Giảng viên trong nước và nước ngoài thực hiện đào tạo kỹ thuật vi sinh cho các Thử nghiệm viên VinaCert (ảnh TL)
Cùng với việc đầu tư trang thiết bị thử nghiệm hiện đại, VinaCert còn thường xuyên mời các giảng viên đầu ngành ở trong nước và quốc tế thực hiện các khóa đào tạo chuyên sâu và nâng cao nhằm tập trung hoàn thiện việc xây dựng, cải tiến các phương pháp thử, cập nhật các tiến bộ mới nhất trong kỹ thuật phân tích để chuẩn hóa các quy trình thử nghiệm (SOP) theo tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao trình độ cho Thử nghiệm viên trong thực hiện các phương pháp thử theo TCVN, AOAC, FDA...
Chuyên gia Tessi Gamber của A2LA đánh giá tại PTN1 (ảnh TL)
Chuyên gia Tessi Gamber của A2LA đánh giá tại PTN2 (ảnh TL)
Tính đến nay, VinaCert là tổ chức đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có 03 Phòng thử nghiệm đạt công nhận quốc tế về năng lực cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm hàng hóa với hơn 140 phép thử lĩnh vực hóa, vi sinh được quốc tế công nhận; cơ quan nhà nước chỉ định thực hiện hơn 190 chỉ tiêu phương pháp thử tương ứng.
Chuyên gia Tessi Gamber của A2LA đánh giá tại PTN3 (ảnh TL)
Hoạt động thử nghiệm của VinaCert phát triển mạnh từ cuối năm 2015 đến nay, được ghi dấu bằng việc VinaCert đầu tư xây dựng và hoàn thiện PTN3 tại Tp. Hồ Chí Minh (diện tích 450 m2) theo tiêu chuẩn quốc tế; nâng cấp và mở rộng phòng PTN1 tại Hà Nội từ 260m2 lên 450 m2; đầu tư mới nhiều trang thiết bị hiện đại: HPLC/ UHPLC; hệ thống LC-MS/MS (ABSciex-4500QTRAP); hệ thống GCMS (1300 ISQLT)… để sẵn sàng cung cấp tới khách hàng các dịch vụ thử nghiệm và phục vụ cao nhất yêu cầu kiểm soát chất lượng ATTP của cơ quan nhà nước theo phạm vi, lĩnh vực được chỉ định.
VinaCert ký kết hợp tác với Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và Kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi) nhằm tăng cường năng lực kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ quản lý nhà nước. (ảnh TL)
Năng lực các Phòng thử nghiệm của VinaCert đã sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp và hỗ trợ quản lý nhà nước từ khâu đầu đến khâu cuối của chuỗi ATTP, bao gồm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất trồng trọt và chăn nuôi: Phân tích các chỉ tiêu cơ bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt, VietGAP chăn nuôi, VietGAP thủy sản; GlobalGAP…; phân tích các chỉ tiêu về môi trường nuôi trồng (chất lượng đất, chất lượng nước, dư lượng thuốc BVTV; chất lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản…); thử nghiệm để chứng nhận sự phù hợp trong quá trình chế biến, phân phối, bán lẻ… phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn HACCP, ISO 14001, ISO 22000, ISO 9001…
Đây là cơ sở để VinaCert tiếp tục phát huy thế mạnh của hoạt động thử nghiệm vào các lĩnh vực liên quan đến chuỗi ATTP, góp phần vào công cuộc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phục vụ yêu cầu kiểm soát chất lượng của cơ quan nhà nước.