Phát biểu mở đầu khóa tập huấn, ông Nguyễn Viết Hải đưa ra quan điểm: Lấy mẫu là một trong những điểm mấu chốt để trong quá trình kiểm soát chất lượng, cơ quan nhà nước, đơn vị chứng nhận chất lượng cũng như doanh nghiệp đưa ra kết luận về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Do đó, quá trình lấy mẫu phải được thực hiện đúng theo quy định hiện hành, đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Ông Nguyễn Viết Hải (bên phải ảnh) thực hiện khóa tập huấn tại Trụ sở VinaCert Hà Nội với sự tham dự của một số chuyên gia tập sự, Quản lý Phòng Giám định, nhân viên lấy mẫu,... và sự tham dự trực tuyến của nhân viên lấy mẫu các Chi nhánh
Để làm rõ các yêu cầu về phương pháp lấy mẫu phân bón ở dạng rắn, dạng lỏng và dạng bán lỏng; lấy mẫu để phân tích phân bón có vi sinh vật, ông Nguyễn Viết Hải đã hệ thống lại và giải thích các thuật ngữ, định nghĩa liên quan nêu tại TCVN 9486: 2018 (thay thế TCVN 9486: 2013) và TCVN 12105: 2018.
Theo TCVN 9486: 2018, “Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng”; TCVN 12105: 2018 “Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích, có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng”.
Từ các định nghĩa đó và các yêu cầu về lấy mẫu nêu tại 2 tiêu chuẩn mới ban hành cho thấy, tác dụng của phân bón đối với ngành trồng trọt là rất quan trọng, do đó, việc lấy mẫu các loại phân bón đảm bảo đúng yêu cầu quy định tại tiêu chuẩn mới góp phần đảm bảo cho hoạt động phân tích thành phần các chất có trong từng loại phân bón; xác định đúng đối tượng vi sinh vật có ích hay gây hại cho cây trồng.
Theo đó, quy định về lấy mẫu phân bón tại TCVN 9486: 2018 cũng đã có 4 nội dung được sửa đổi và 7 nội dung được bổ sung. Đây là những điểm mà tại phiên bản năm 2013 chưa có hoặc quy định chưa rõ.
Buổi tập huấn cũng cập nhật các yêu cầu về phương pháp lấy mẫu để phân tích vi sinh vật hiếu khí và các chỉ tiêu vật lý, hóa học trong phân bón có chứa vi sinh vật, bao gồm phân bón vi sinh vật, phân bón hữu cơ vi sinh (nêu tại TCVN 12105: 2018); các yêu cầu về dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu, chia mẫu.
Các nhân viên giám định của VinaCert cũng được cập nhật những yêu cầu về lấy mẫu: Xác định số lượng mẫu ban đầu; phương pháp lấy mẫu đối với lô phân bón vi sinh vật dạng lỏng, dạng bán lỏng; xác định cỡ mẫu thử nghiệm; cỡ mẫu giản lược; bao gói và ghi nhãn mẫu; vận chuyển và bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển tới khi phòng thử nghiệm nhận mẫu; các yêu cầu khi viết “báo cáo lấy mẫu”,… (theo yêu cầu của TCVN 12105: 2018); công thức xác định cỡ mẫu đơn tối thiểu; yêu cầu về lấy mẫu trên dây chuyền sản xuất; lấy mẫu đối với các lô phân bón lớn hơn 500 tấn; lấy mẫu đối với những lô phân bón có bao gói trong tình trạng không đồng nhất; cách xác định vị trí lấy mẫu ban đầu đối với phân bón đổ rời,... (theo quy định tại TCVN 9486: 2018).
Với năng lực cung cấp dịch vụ chứng nhận và thử nghiệm sản phẩm hàng hóa đã được công nhận đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của quốc tế; tuân thủ và đáp ứng cao nhất các yêu cầu của pháp luật Việt Nam, VinaCert đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) tin tưởng ủy quyền thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu; chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón; chỉ định Phòng thử nghiệm 1 của VinaCert tại Hà Nội là Phòng thử nghiệm ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lĩnh vực phân bón...
(Xem năng lực cơ quan nhà nước chỉ định VinaCert tại đây).
|