Đây là lần thứ 5 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm (định kỳ 2 năm/lần), nhằm nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, cũng như tăng cường trao đổi, hợp tác liên ngành trong lĩnh vực quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh Vũ Hải
Tham dự Hội thảo có PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Nguyễn Song Hà, đại diện Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO), TS. Phạm Văn Tân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); TS. Nguyễn Xuân Dương, Q. Cục trưởng Cục Chăn nuôi và đông đảo các nhà quản lý, sản xuất, tư vấn, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm vì sức khoẻ cộng đồng.
Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert có ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện ATTP và Dinh dưỡng (NFSI); TS Lê Quang Trung, Phó viện trưởng Viện ATTP; bà Đặng Thị Hương, Giám đốc Chứng nhận; một số thành viên Hội đồng Cố vấn cùng đại diện các phòng ban liên quan tham dự.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm vì sức khoẻ cộng đồng, các tổ chức quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO), các chuyên gia đến từ Thái Lan, Malaisia, Argentina và các hiệp hội như: Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại Hội thảo. Ảnh Vũ Hải.
TS. Nguyễn Xuân Dương, Q. Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ tại phiên toàn thể, ông nhấn mạnh đến việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi. Ảnh: Vũ Hải
QMFS 2019 tập trung trao đổi 06 nhóm chủ đề: Xu hướng mới trong quản lý chất lượng an toàn thực phẩm; An toàn chuỗi cung ứng thực phẩm; Nguyên liệu, phụ gia cho thực phẩm và thức ăn chăn nuôi; Phương pháp phân tích trong kiểm soát chuỗi cung ứng thực phẩm; Phát triển sản phẩm thực phẩm/ Phát triển định hướng thị trường; Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời đại kỹ thuật số.
Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm, trong đó nổi bật là việc phát triển sản phẩm thực phẩm/Phát triển định hướng thị trường theo chuỗi an toàn thực phẩm.
Với ý nghĩa đó, tại phiên toàn thể, ông Nguyễn Hữu Dũng đã giới thiệu đến các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp về mô hình “Chuỗi An toàn thực phẩm tại Việt Nam”.
Theo đó, việc ứng dụng phần mềm VFSC vào các khâu đoạn sản xuất, sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ chất lượng an toàn thực phẩm, giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách nhanh, chính xác và đầy đủ thông tin.
Báo cáo tại phân ban “Xu hướng mới trong Quản lý Chất lượng và An toàn thực phẩm”, TS. Lê Quang Trung đã trình bày 2 báo cáo quan trọng: “Xác thực Sâm Ngọc Linh dựa vào chỉ thị AND trên hệ gen lập thể”; “Xác định chỉ thị hóa học chống ô xy hóa để truy xuất nguồn gốc mật ong bạc hà của Cao nguyên Đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”.
Những vấn đề đặt ra từ QMFS 2019 là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách trong việc phát triển thị trường thực phẩm nói riêng, thị trường nông sản nói chung.
>>>Mời xem thêm một số hình ảnh
VinaCert