Quang cảnh khóa đào tạo
Khóa đào tạo do ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VinaCert chủ trì. Cùng tham gia đào tạo còn có các trưởng bộ phận: Giám đốc Chứng nhận, Trưởng phòng Chứng nhận, Trưởng Ban QA, Trưởng Phòng thử nghiệm 1; Trưởng Phòng Giám định. Một số nhân viên kinh doanh có nhiều thành tích trên một số lĩnh vực dịch vụ của VinaCert cũng tham gia chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tiếp xúc, chăm sóc khách hàng.
Tham dự khóa đào tạo còn có các thành viên Hội đồng Cố vấn với vai trò quan sát, trực tiếp giải đáp các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật của từng lĩnh vực dịch vụ.
Giám đốc Chứng nhận Đặng Thị Hương giải đáp các vấn đề liên quan đến dịch vụ chứng nhận VietGAP
Tại khóa đào tạo, nhân viên kinh doanh của VinaCert đã được nghe ông Nguyễn Hữu Dũng hệ thống lại các quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ: Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12; Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12; Luật Đo lường số 04/2011/QH13; Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13; Luật Thú y số 79/2015/QH13; Luật Thủy sản số 18/2017/QH14; Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14; Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14;…
Ông Nguyễn Hữu Dũng cũng đã phân tích, làm rõ các yêu cầu, quy định của pháp luật về hoạt động chứng nhận sự phù hợp, thử nghiệm, giám định, kiểm tra xác nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu… tại các Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn thi hành nêu tại các Thông tư của các Bộ, ngành.
Đây là những cơ sở pháp lý quy định các lĩnh vực hoạt động của VinaCert, yêu cầu mỗi nhân viên kinh doanh phải nhận biết, thấu hiểu để có thể giải thích, hỗ trợ khách hàng kịp thời, chính xác, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí; sử dụng đúng, đủ dịch vụ và đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Nguyễn Hữu Dũng nhận xét, giải đáp và bổ sung ý kiến vào phương án trả lời của các nhóm
Trong quá trình đào tạo, Chủ tịch HĐQT, lãnh đạo các phòng ban liên quan và nhân viên kinh doanh đã cùng nhau trao đổi, làm bài tập nhóm, thảo luận để làm rõ hơn về các yêu cầu của pháp luật đối với các lĩnh vực dịch vụ VinaCert đang cung cấp; quy trình thực hiện các dịch vụ: chứng nhận hệ thống quản lý theo yêu cầu của ISO/IEC 17021; ISO/TS 22003; yêu cầu với bộ phận bán hàng dịch vụ chứng nhận sản phẩm theo yêu cầu của ISO/IEC 17065; những lưu ý với bộ phận bán hàng đối với các dịch vụ: chứng nhận ISO 22000/HACCP; chứng nhận hợp quy phân bón; chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật; chứng nhận hợp quy thuốc thú y; kiểm tra xác nhận chất lượng phân bón/ thức ăn chăn nuôi;…
Các nhân viên kinh doanh cũng được chia nhóm, thăm quan và nghe lãnh đạo Phòng thử nghiệm 1 giới thiệu về quy trình nhận mẫu, đường đi của mẫu, tính năng của một số thiết bị;…
Nhân viên kinh doanh Ngô Thị Kim Sơn (làm việc tại Chi nhánh VinaCert Đà Nẵng) thực hiện làm bài tập nhóm
Để chuyển tải một lượng lớn kiến thức liên quan đến các lĩnh vực dịch vụ của VinaCert, khóa đào tạo đã sử dụng phương pháp tiếp cận nhanh nhằm tăng cường các hoạt động tương tác, dành nhiều thời gian để các nhân viên kinh doanh thảo luận, làm bài tập nhóm về những tình huống cụ thể. Qua đó, kịp thời giải đáp và bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các nhân viên kinh doanh.
Khóa đào tạo cũng là dịp để các nhân viên kinh doanh của VinaCert cùng trao đổi, thảo luận về các kỹ năng tìm kiếm, tiếp cận, hỗ trợ khách hàng trước – trong – và sau khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của VinaCert một cách Chính xác – Tin cậy – Kịp thời – Chuyên nghiệp.
Kết thúc khóa đào tạo, các học viên đã bốc thăm câu hỏi và làm bài kiểm tra cuối khóa.
VinaCert