Tọa đàm về ISO 56002:2019 Hệ thống quản lý đổi mới (22/11/2020)

Một hệ thống quản lý đổi mới sẽ giúp các tổ chức nắm bắt những ý tưởng tốt nhất và liên tục cải tiến để theo kịp sự cạnh tranh.

Đây là nội dung chính được đề cập trong buổi tọa đàm do Diễn đàn ISO Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert tổ chức ngày 22/11/2020, tại Hà Nội. Buổi tọa đàm có sự tham dự và chia sẻ của chuyên gia kỳ cựu với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng, ông Phó Đức Trù - giảng viên cao cấp của BSI (Viện tiêu chuẩn Anh quốc).

Nhằm làm rõ những vấn đề liên quan nêu trong tiêu chuẩn ISO 56002:2019 Hệ thống quản lý đổi mới - Hướng dẫn, chuyên gia Phó Đức Trù nhấn mạnh rằng, đổi mới không chỉ tạo ra các giá trị hữu hình mà còn giúp các tổ chức liên tục thích nghi và phát triển trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay. Với ý nghĩa đó, đổi mới đóng góp ngày càng quan trọng cho sự thành công của một tổ chức, tăng cường khả năng thích ứng cho tổ chức đó trong thế giới đang thay đổi từng ngày.

Theo chuyên gia Phó Đức Trù, các ý tưởng sáng tạo mới góp phần đưa ra những giải pháp mới để tạo doanh thu và cải thiện tính bền vững. Các ý tưởng này được liên kết chặt chẽ với khả năng phục hồi của một tổ chức, trong đó nó giúp các tổ chức hiểu và ứng phó với các bối cảnh đầy thách thức, nắm bắt những cơ hội có thể mang lại và thúc đẩy sự sáng tạo.

Vậy “Đổi mới là gì? - Nó là một thực thể mới, hoặc đã thay đổi để tạo ra hoặc phân phối lại giá trị”, chuyên gia Phó Đức Trù nói và chia sẻ rằng, ISO 56002:2019 bao gồm tất cả các khía cạnh của quản lý đổi mới, từ cách khơi nguồn ý tưởng, cho đến việc tung ra bán một sản phẩm gì mới trên thị trường. Tiêu chuẩn xem xét bối cảnh mà một tổ chức đang làm việc, văn hóa, chiến lược, quy trình và các tác động, ảnh hưởng đến tổ chức đó. Đồng thời, thông qua nhiều loại hoạt động bao gồm các sản phẩm và dịch vụ, mô hình kinh doanh, đổi mới tổ chức và hơn thế nữa, được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức, bất kể quy mô hoặc loại hình.


Chuyên gia Phó Đức Trù giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 56000, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tiêu chuẩn ISO 56002:2019

Theo đó, tiêu chuẩn ISO 56002: 2019 cung cấp hướng dẫn về việc thiết lập, triển khai, bảo trì và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo (Innovation Management System – IMS) để áp dụng trong tất cả các tổ chức, doanh nghiệp.

Hướng dẫn chung này có thể áp dụng cho tất cả các loại tổ chức, doanh nghiệp với các loại hình đổi mới sáng tạo. Ví dụ: sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình kinh doanh và tổ chức…

Một tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện đổi mới sáng tạo hiệu quả. Đặc biệt, hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ hiệu quả hơn nếu tất cả các yếu tố tương tác khác được quản lý như một hệ thống. IMS hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) xác định tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới sáng tạo của tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời thiết lập các quá trình hỗ trợ cần thiết để đạt được kết quả mong muốn.

Trao đổi về những lợi ích tiềm năng của việc triển khai IMS theo IS0 56002:2019, chuyên gia Phó Đức Trù cho rằng, tổ chức, doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng trưởng, tăng doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh; Giảm chi phí và chất thải, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực; Tăng sự hài lòng của người tiêu dùng, khách hàng, công dân và các lợi ích xã hội; Thực hiện đầu tư, đổi mới sáng tạo bền vững; Tăng cường phân cấp, trao quyền trong doanh nghiệp; Tăng khả năng thu hút tài trợ, đối tácvà cộng tác viên; Nâng cao uy tín và giá trị của doanh nghiệp; Tăng cường năng lực tuân thủ các quy định và các yêu cầu.

IS0 56002:2019 dựa trên các nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo, trong đó bao gồm các quan điểm cơ bản; lý do tại sao nguyên tắc này quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp; lợi ích liên quan đến nguyên tắc và cuối cùng là kế hoạch hành động của tổ chức, doanh nghiệp để cải thiện hiệu suất khi áp dụng các nguyên tắc này. 

“Vấn đề đổi mới là một trong những yếu tố thành công quan trọng và cần thiết trong hầu hết các tổ chức và các tổ chức phải luôn luôn tìm cách để tạo ra giá trị”, chuyên gia Phó Đức Trù nhấn mạnh.

Một IMS có thể bị tác động bởi các hệ thống quản lý khác trong doanh nghiệp. Do đó, IMS có thể được tích hợp ở nhiều cấp độ khác nhau với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, giúp doanh nghiệp cân bằng việc khai thác các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động hiện có với việc thăm dò và tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mới thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo.

VinaCert

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 44
Tổng truy cập: 11263799