“Xây dựng KPI cho khối thử nghiệm” (14/04/2024)

Đây là nội dung chính của khóa đào tạo nội bộ diễn ra ngày 13/4/2024 bằng hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến đến các Văn phòng chi nhánh của VinaCert tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Học viên của khóa đào tạo là lãnh đạo các Phòng thử nghiệm; tổ trưởng chuyên môn khối thử nghiệm của VinaCert.

Theo giảng viên cao cấp Phó Đức Trù, quản trị nhân sự theo KPI (Key Performance Indicator) là phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng vì đây là cách chính xác nhất để lượng hóa các chỉ tiêu đo lường, đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp.

Ông Phó Đức Trù nhấn mạnh đến học viên rằng, KPI là chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc, phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp.

Chỉ số KPI được thể hiện qua các số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng,… khác nhau phù hợp với đặc thù nghiệp vụ của từng đối tượng. Kết quả thực hiện công việc sẽ được cải thiện khi người lao động hiểu được một cách rõ ràng mức độ doanh nghiệp yêu cầu về kết qủa thực hiện công việc ra sao…

Cùng với giới thiệu các chỉ số đo lường như KRI (Key result indicators) - Chỉ số đo kết quả cốt yếu – cho biết đã làm được những gì; PI (Performance indicators) - Chỉ số thực hiện – cho biết cần phải làm gì; KPI (key performance indicators) - Chỉ số thực hiện cốt yếu – cho biết phải làm như thế nào để làm tăng kết quả thực hiện lên một cách đáng kể;… giảng viên Phó Đức Trù cho biết, tập trung vào các khía cạnh kết qủa thực hiện của tổ chức là cốt yếu nhất cho sự thành công hiện tại và tương lai của tổ chức, và công cụ đo chính là KPI - chỉ số thực hiện cốt yếu.

Dẫn dắt vấn đề, giảng viên Phó Đức Trù nêu một số ví dụ thực tiễn từ Hãng hàng không Vương quốc Anh (BA); chỉ số thực hiện cốt yếu của một số công ty phân phối,… từ đó nêu bật đặc trưng, ý nghĩa của KPI, kiểm soát KPI và quy tắc 10/80/10 (David Parmenter) gồm: Kaplan & Norton - Không nên quá 20 chỉ số thực hiện cốt yếu; Hope & Fraser - Dưới 10; Quy tắc 10/80/10 (tức là mỗi công ty chỉ nên có 10 KRI, 80 PI và 10 KPI).

Giảng viên Phó Đức Trù lưu ý: Xây dựng KPI phải tập trung và bám sát vào bốn trụ cột, gồm: (1) Quan hệ đối tác với nhân viên, người cung cấp, khách hàng chủ chốt, (2) Trao quyền cho tuyến trực tiếp, (3) Kết hợp các phép đo, báo cáo và cải tiến kết quả thực hiện, và (4) Liên kết các chỉ số đo kết quả thực hiện với chiến lược.

Để giúp học viên nắm chắc các kiến thức, kỹ năng cần thiết, giảng viên Phó Đức Trù đưa ra các ví dụ về CFS; Các “Yếu tố thành công cốt yếu” (gợi ý) và tác động tới các nhóm phép đo kết quả thực hiện (PM);… để học viên có thể áp dụng, xây dựng và cải tiến KPI cho nhân viên khối thử nghiệm, từ đó hạn chế thấp nhất việc KPI không liên kết với mục tiêu chiến lược, yêu cầu của Công ty VinaCert.

 

VinaCert

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 0243.634.1933
Fax: 0243.634.1137
Email: sale@vinacert.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:
0102152121
Cấp ngày: 18/11/2022 " cấp lần 5"
Tại Sở KH& Đầu tư TP.Hà Nội.
Bản quyền © 2007 - Thuộc về Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Đang online: 79
Tổng truy cập: 11394459